Nuôi con bỗng nhiên thấy con gầy đi rõ rệt, rất có thể trẻ đã bị mắc một số vấn đề sau

Trong suốt quá trình nuôi con, chắc hẳn không ít bố mẹ phải lo lắng vì có một vài giai đoạn bỗng thấy trẻ gầy đi rõ rệt. Vì sao lại như vậy?

Trẻ đột nhiên gầy đi có thật sự đáng lo ngại?

Theo các chuyên gia sức khỏe, thông thường trẻ sau giai đoạn vừa dứt sữa sẽ dễ có hiện tượng bị gầy đi hơn. Bạn sẽ cảm nhận được trẻ ăn uống không ngon miệng, thậm chí là biếng ăn, từ chối ăn. Lúc này mẹ không nên thúc ép trẻ phải ăn thật nhiều, nhất là món mà trẻ không thích.

Mỗi ngày, mẹ nên cho trẻ ăn từng chút một, giúp trẻ dần dần thích nghi với các món ăn dặm, dù tạm thời trẻ không có được vóc dáng như lý tưởng cũng không phải trở ngại lớn. Chỉ sau một thời gian khi trẻ quen với ăn dặm, lượng ăn sẽ tăng lên, cảm giác ngon miệng hơn thì tự nhiên trẻ sẽ ‘đầy đặn’ trở lại.

Ngoài ra, giai đoạn vừa cai sữa mẹ, răng của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn thiện, trẻ còn chưa thích nghi được với các thức ăn thể rắn như cháo, mì, trứng, cá, thậm chí là cơm v.v… Men tiêu hóa trong dạ dày, đường ruột của trẻ cũng chưa đầy đủ, tốc độ nhu động của cơ quan tiêu hóa nhanh hơn nên khả năng tiêu hóa và hấp thu với thực phẩm rắn hơi kém. Đây cũng là nguyên nhân có thể khiến trẻ gầy đi.

Trẻ gầy đi còn do nguyên nhân nào mà mẹ cần lưu ý để cải thiện?

Cho ăn dặm không thỏa đáng

Nuôi con bỗng nhiên thấy con gầy đi rõ rệt, rất có thể trẻ đã bị mắc một số vấn đề sau - ảnh 1

Nếu trẻ còn bú sữa mẹ thì có thể do mẹ không nhiều sữa, chất lượng sữa không tối ưu và mẹ không kịp thời bổ sung thêm sản phẩm sữa ngoài hay thức ăn dặm cho bé. Nguyên nhân này cũng khiến bé trở nên nhẹ cân hơn các bé cùng trang lứa.

Nếu trẻ đã uống sữa ngoài thì có thể do loại sữa mẹ chọn không tốt, hoặc cách pha chế quá loãng gây thiếu hụt dinh dưỡng ở trẻ. Ngoài ra, chế độ ăn dặm nếu không đa dạng cũng dễ khiến trẻ không hấp thu đủ dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể.

Chính vì vậy, phương pháp cho trẻ bú sữa hay ăn dặm đều rất quan trọng. Mẹ cần nắm chắc được chất lượng sữa cũng như cân bằng các cữ sữa trong ngày của trẻ. Thực đơn ăn dặm cũng phải có định lượng, tập cho trẻ ăn đúng giờ và quen dần với thức ăn chứ không phải đột nhiên dứt sữa rồi ép trẻ phải ăn thật nhiều.

Trẻ gặp khó khăn trong vấn đề nhai hay nuốt thức ăn

Khi trẻ có vấn đề về đường ăn uống, chẳng hạn như viêm loét khoang miệng, môi nứt nẻ, thực quản hẹp v.v… đều sẽ gây khó khăn cho trẻ, ảnh hưởng đến cân nặng và sức khỏe lâu dài của trẻ. Mẹ nên chú ý phát hiện sớm các trở ngại này để kịp thời đưa trẻ đi khám, điều trị.

Trẻ biếng ăn hoặc giảm cảm giác ngon miệng

Nuôi con bỗng nhiên thấy con gầy đi rõ rệt, rất có thể trẻ đã bị mắc một số vấn đề sau - ảnh 2

Biếng ăn có thể do thói quen hình thành từ cách chăm sóc thiếu khoa học của người lớn, cũng có thể do hệ tiêu hóa của trẻ có vấn đề. Trường hợp này, tốt nhất mẹ nên cho trẻ đến bệnh viện thăm khám để tìm ra nguyên nhân cụ thể.

Trở ngại ở tiêu hóa, hấp thu

Bìnhh thường, mẹ nên chú ý tình trạng đại tiện của trẻ, chẳng hạn như trẻ thường bị tiêu chảy hay táo bón, màu sắc phân có gì bất thường hay không v.v… Những bệnh về dạ dày, đường ruột mãn tính thường gặp ở trẻ nhỏ là tiêu chảy, viêm ruột, kiết lị, ruột kết hạch, đi phân khô cứng v.v… có thể do đường tiêu hóa có vấn đề. Nếu kéo dài sẽ khiến cơ thể trẻ khó hấp thu dưỡng chất, trẻ gầy đi và dễ bị bệnh.

Sự tiêu hao thức ăn tăng lên

Một số bệnh khiến năng lượng và dinh dưỡng trong cơ thể trẻ bị tiêu hao nhiều, chẳng hạn như ký sinh trùng ruột, kết hạch, viêm đường hô hấp mãn tính, viêm đường tiểu, chức năng tuyến giáp bị trở ngại, sốt kéo dài v.v… đều khiến trẻ dễ bị gầy đi.

Nếu sau khi cải thiện chế độ ăn uống mà trẻ vẫn ít ăn, ăn mãi không lớn thì mẹ cần có sự can thiệp từ y khoa để sớm tìm ra vấn đề ở trẻ, đồng thời có biện pháp khắc phục hiệu quả hơn.

Theo Songkhoe

Leave a Reply

Or