“Nơi cá không phải leo cây”: Trường mầm non hay ốc đảo bình yên dành cho những em bé hạnh phúc?

“Nơi cá không phải leo cây”: Trường mầm non hay ốc đảo bình yên dành cho những em bé hạnh phúc? - Ảnh 1.

Cho đến khi chính mình rơi vào tình huống “vò đầu bứt tai”, tôi mới thấu hiểu mong ước của cô bạn thổ lộ ngày nào. Không phải là một bà mẹ quá cầu kì, đòi hỏi trường phải có những tiêu chuẩn này nọ về phương pháp giáo dục sớm hay số giờ học tiếng Anh “khủng”… cái tôi tìm kiếm là cảm giác tin cậy, yên tâm và thoải mái khi bước chân vào một ngôi trường. Cái cảm giác có thể gói gọn vào câu “đi học mà như ở nhà” – tức là con được yêu thương, được tôn trọng và lắng nghe.

Sau một cuộc nói chuyện tình cờ, tôi thu xếp thời gian đến thăm Choco House – một ngôi trường mà tôi chưa từng đọc bất kỳ thông tin nào trước đó, với tâm thế “không hi vọng gì nhiều” vì trường khá xa so với nhà tôi, quãng đường hơn 10 cây số từ Nguyễn Chí Thanh xuống Minh Khai là một thách thức không hề nhỏ, nhưng dòng chữ ngắn ngủi giới thiệu về trường “Nơi cá không phải leo cây” không hiểu sao khiến tôi rất tò mò.

“Nơi cá không phải leo cây”: Trường mầm non hay ốc đảo bình yên dành cho những em bé hạnh phúc? - Ảnh 2.
“Nơi cá không phải leo cây”: Trường mầm non hay ốc đảo bình yên dành cho những em bé hạnh phúc? - Ảnh 3.

Ngay khi đặt chân tới đây, bạn sẽ như lạc vào một “ốc đảo bình yên”, tách biệt hẳn với thế giới ồn ã ngoài kia. Hai phòng học rộng rãi nằm trên tầng 2 tòa nhà T6 – Times City, không màu sắc khoa trương, không tranh vẽ dán khắp nơi, không bày biện đầy các sản phẩm thủ công… mà chỉ có các bộ giáo cụ được xếp rất ngăn nắp, đặc biệt là rất nhiều ánh sáng tự nhiên để hướng đến sự tập trung của trẻ nhỏ.

Từng góc nhỏ trong trường đều mang cảm giác “như đang ở nhà”: Từ góc đọc sách nhỏ xinh gọn ghẽ, tới căn bếp sạch sẽ và đủ thấp nơi trẻ được tự tham gia chuẩn bị bữa ăn và tự dọn dẹp khay đồ của mình sau mỗi bữa ăn; tới khu vệ sinh rải đầy sỏi vui nhộn, khu lạch nước nhỏ có cá bơi tung tăng, khu nghịch cát trắng tự nhiên và phòng thay đồ được kiến tạo từ những chiếc lều trẻ thơ xinh xắn… Thân thương, dịu dàng quá đỗi.

“Nơi cá không phải leo cây”: Trường mầm non hay ốc đảo bình yên dành cho những em bé hạnh phúc? - Ảnh 4.

Lớp học được thiết kế theo đúng triết lý của bà Montessori – mẹ đẻ của phương pháp giáo dục Montessori, đó là “coi lớp học là một ngôi nhà của trẻ, là nơi các con được chơi mà học, được yêu thương, quan sát và chăm sóc ngôi nhà như cách người lớn làm hằng ngày”. Ngôi nhà đó cần khu bếp, nơi giữ lửa cho tổ ấm. Bếp cũng là nơi có vô vàn hoạt động để trẻ được làm việc và hoàn thiện kỹ năng như: Rửa, lau, gọt, thái, sắp xếp… Tại chỗ ngồi quan sát của mình, tôi lặng lẽ quan sát các bạn nhỏ cặm cụi dọn dẹp, lau chùi, rửa tay, cất bát… thấy bạn nào cũng chậm rãi, từ tốn và tỉ mỉ với công việc của mình. Lần đầu tiên, sau khi đi thăm quan khá nhiều trường Montessori ở Hà Nội, tôi mới hiểu được tường tận ý nghĩa của từng khu vực, từng góc nhỏ trong một lớp học Montessori đến vậy.

“Nơi cá không phải leo cây”: Trường mầm non hay ốc đảo bình yên dành cho những em bé hạnh phúc? - Ảnh 5.
“Nơi cá không phải leo cây”: Trường mầm non hay ốc đảo bình yên dành cho những em bé hạnh phúc? - Ảnh 6.

“Thuyền trưởng” – kiêm người điều hành của trường, anh Phạm Tuấn giải thích: “Cha mẹ và nhà trường là hai yếu tố không tách rời trong quá trình giáo dục trẻ, nên trường luôn tìm kiếm những phụ huynh thấu hiểu, chia sẻ những triết lý giáo dục của mình. Chúng tôi cũng luôn sát cánh đồng hành cùng họ để tạo nên sự phối hợp tốt nhất trong việc tạo nên những em bé hạnh phúc”.

Triết lý giáo dục ở đây gây nhiều tò mò khi dựa trên câu biểu ngữ: “Nơi cá không phải leo cây” – bắt nguồn từ châm ngôn ấn tượng về thuyết giáo dục trẻ của Albert Einstein. “Nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây, con cá đó sẽ dành cả cuộc đời còn lại để tin rằng nó là một kẻ kém cỏi”. Các thầy cô ở đây tin rằng mỗi bạn nhỏ là duy nhất và tuyệt vời, mang những giá trị tiềm ẩn cần được khai phá đúng cách, và đó cũng chính là cách nhà trường dựa trên mỗi bạn nhỏ mà kiến tạo nên chương trình giáo dục của chính mình.

“Nơi cá không phải leo cây”: Trường mầm non hay ốc đảo bình yên dành cho những em bé hạnh phúc? - Ảnh 7.
“Nơi cá không phải leo cây”: Trường mầm non hay ốc đảo bình yên dành cho những em bé hạnh phúc? - Ảnh 8.

Choco House có “triết lý ăn” khá thú vị: Trường không ép trẻ ăn! Để trẻ được ăn ngon và hấp thụ dưỡng chất tốt nhất thì trẻ cần được trải nghiệm món ăn một cách đầy đủ. Trẻ ăn gì, ăn bao nhiêu… không thực sự quan trọng bằng niềm vui ăn uống. Khi trẻ được ăn theo nhu cầu, theo khẩu vị mình thích, và nhất là được ăn trong LÒNG BIẾT ƠN, thì niềm vui của việc ăn uống mới thực sự khai mở trong trẻ.

Vì thế, khu nhà bếp ở đây – một trong những “khu ướt” đúng chuẩn Montessori mà ít trường mầm non tại Việt Nam trang bị đủ – luôn là khu vực tất bật và rộn rã nhất mỗi giờ trưa khi các bạn nhỏ được tự tay chuẩn bị món ăn để giúp cô đầu bếp, được cảm nhận mùi vị của nguyên liệu, được cuốn hút bởi màu sắc của tự nhiên và hương vị của thực phẩm khi nấu rồi ngắm nhìn những sản phẩm cuối cùng. Cả một chu trình chuẩn bị – dọn bữa – dùng bữa và thu dọn đều được các bạn nhỏ tham gia. Thế nên, mới có chuyện chính những em bé ở đây có câu khen kinh điển “ngon mơ màng” khiến người lớn nào cũng vô cùng bất ngờ và khoái chí.

“Nơi cá không phải leo cây”: Trường mầm non hay ốc đảo bình yên dành cho những em bé hạnh phúc? - Ảnh 9.

“Nguyên tắc nấu ăn của trường là thanh và nhạt, không lạm dụng gia vị. Trộm vía về cơ bản vấn đề ăn uống của các bạn nhỏ khá nhẹ nhàng và vui vẻ, không gặp nhiều vấn đề về chuyện biếng ăn. Phần cũng vì các bạn được hoạt động liên tục nên cũng hay đói. Nguyên tắc ăn đa dạng, nhiều màu sắc tại mỗi bữa ăn được nhà trường lựa chọn. Chuyện an toàn thực phẩm là chuyện quan trọng nhất cần đảm bảo, trên hết là mọi người luôn thực tâm mong muốn những điều tốt nhất cho các con. Đơn giản như, nước rửa tay cho các con là làm từ lá ổi tím, sữa hạt các cô đang bắt đầu tự làm để giảm sữa bò và sữa đóng gói sẵn…”.

Cũng nhờ nhận số lượng học sinh hạn chế để đảm bảo tiêu chuẩn giáo dục của Montessori mà nhà trường có thể “vẽ” ra không biết bao hoạt động hàng tháng cho trẻ. Ngoài học bơi, học võ, vận động tại các sân chơi và sân bóng, các bạn nhỏ còn có các giờ nghệ thuật và các hoạt động trải nghiệm thú vị như: Đi trại gấu, đi nhổ khoai, đi trải nghiệm các phương tiện giao thông công cộng,… Phụ huynh đến với trường sẽ phải chuẩn bị tâm lý “rất nhàn mà lại không nhàn”. “Nhàn” vì không còn lo lắng con thiếu thốn tuổi thơ đầy ắp những trải nghiệm phong phú, đầy ắp niềm vui. “Không nhàn” vì luôn phải tâm lý sẵn sàng chuẩn bị cho con: Nào là nhớ mang mũ nón, đồ chống muỗi vì con hoạt động ngoài trời; nào là nay chuẩn bị vỏ lon, mai chuẩn bị áo phông cũ… để con được học làm đồ tái chế, tiết kiệm môi trường…

“Nơi cá không phải leo cây”: Trường mầm non hay ốc đảo bình yên dành cho những em bé hạnh phúc? - Ảnh 11.

Trước khi đến thăm trường tôi chuẩn bị kha khá câu hỏi, nhất là về “tiêu chuẩn Montessori” của nhà trường, thế nhưng, tôi nhận ra rằng, điều làm tôi hài lòng không phải là phòng học đầy ắp giáo cụ “chuẩn”, là quy trình tiết học Montessori bài bản được dẫn dắt bởi hai cô giáo Montessori quốc tế người Ấn Độ và Bồ Đào Nha hay lịch trải nghiệm cuộc sống hấp dẫn của nhà trường…, điều khiến tôi cảm thấy yêu mến mọi thứ nhỏ xinh trong hai lớp học ở Choco chính là “cảm giác thân thiết như là một gia đình”, là tận mắt chứng kiến các bé giúp đỡ nhau, nâng đỡ nhau khi bị ngã, hướng dẫn nhau rửa bát, dọn dẹp đồ dùng và giáo cụ, cài quai dép cho nhau; là sự kiên nhẫn hết mực và tâm lý trong tiếng nói, cử chỉ, ánh mắt của các cô giáo… những điều không thể tạo nên bằng cơ sở vật chất hoành tráng, học cụ đắt tiền hay những lời quảng cáo hoa mỹ mà chỉ có thể nuôi dưỡng bằng những trái tim yêu thương và tâm huyết thực sự của những người sáng lập ra nhà trường.

“Nơi cá không phải leo cây”: Trường mầm non hay ốc đảo bình yên dành cho những em bé hạnh phúc? - Ảnh 12.

Tình yêu thương còn được ươm mầm từ những điều nhỏ nhắn và tinh tế: Mỗi một góc phòng của Choco đều được dọn sạch, giữ ngăn nắp bởi tinh thần tự nguyện từ chính những bạn nhỏ, khi các em được hiểu rằng giữ gìn sạch sẽ môi trường học tập cũng là để cho các bạn của mình được hưởng thụ sự ngăn nắp ấy. Ở đây ngày nào cũng có hoa tươi, nơi mỗi bạn nhỏ được tự tay lựa chọn từng bông hoa mình thích, tự cắm hoa, tưới nước và ngắm nhìn những mầm sống xinh đẹp ấy trong vòng tay chăm sóc của chính mình. Sau mỗi bữa ăn, các em bé đều cảm ơn cô đầu bếp đã nấu món ăn ngon, cảm ơn các anh chị lớn giúp đỡ các em bé hơn trong việc hướng dẫn dọn cơm, rửa bát, đều tự giác và vui vẻ với vai trò của mình và không bao giờ lãng phí thực phẩm…

“Nơi cá không phải leo cây”: Trường mầm non hay ốc đảo bình yên dành cho những em bé hạnh phúc? - Ảnh 13.

Tôi tin rằng, sẽ có rất nhiều bà mẹ khác, sau khi đọc những chia sẻ này, sẽ cảm thấy tò mò và thích thú với một chi tiết nhỏ nào đó, như cách tôi đã rất hào hứng với câu slogan của trường “Nơi cá không phải leo cây” để lên một kế hoạch đến thăm trường. Bởi vì tôi tin rằng, những gì được vun đắp bằng trái tim thì chắc chắn sẽ kết nối được đến với trái tim. Như câu nói của thầy hiệu trưởng với tôi lúc chia tay “Khi mà mọi người vẫn luôn nghĩ là phải có điều gì khủng khiếp lắm, thì mọi thứ đơn giản chỉ là tình yêu thương luôn lan tỏa khắp mọi thành viên và sự kiên nhẫn đúng cách mà thôi”.

 Theo Tri Thức Trẻ

Leave a Reply

Or