Những thực phẩm “cấm” theo từng độ tuổi của bé

Trong một bài phỏng vấn, bác sỹ Jatinder Bhatia, chuyên khoa sơ sinh học và là Chủ tịch Ủy ban dinh dưỡng của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ cho biết: “Chúng ta vẫn chưa có được những bằng chứng cụ thể có thể chứng minh được loại thực phẩm nào sẽ tốt hơn cho bé”.

Dinh dưỡng cho bé

Những tranh cãi trong giới khoa học

Một số thực phẩm được đưa vào danh sách khuyến cáo không nên cho trẻ ăn vì các nhà khoa học đã tìm thấy những nguy cơ chúng gây ra cho sức khỏe. Tuy thế, chúng ta vẫn không thể đoan chắc rằng những món không nằm trong danh sách đó sẽ an toàn.

Dù cho các tổ chức y tế vẫn thường khuyên chúng ta không nên cho các bé ăn dặm trước khi bé được 4-6 tháng, nhưng cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng nào đủ sức thuyết phục rằng việc trì hoãn việc ăn dặm của bé trước giai đoạn này sẽ có tác dụng bảo vệ bé đáng kể đổi với các bệnh dị ứng ở trẻ, bất kể bé đang bú mẹ hay sữa công thức. Việc trì hoãn này cũng liên quan đến những thực phẩm có nguy cơ lớn gây ra dị ứng cho trẻ như cá, trứng và thực phẩm có chứa chất đạm trong đậu phộng.

Nhìn chung, các bằng chứng hiện nay về những nghiên cứu còn đang tranh cãi này chưa đủ để cho thấy một sự liên quan mật thiết giữa thời điểm cho cho bé ăn dặm với các bệnh dị ứng ở trẻ. Thực tế, một số nghiên cứu nhỏ lại đưa ra những kết luận hoàn toàn trái ngược. Chẳng hạn, năm 2009, một nhóm khoa học nhận thấy trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở Israali ít bị dị ứng với đậu phộng hơn so với trẻ ở Anh và một lý do hết sức bắt ngờ là  trẻ em ở đó được tiếp xúc với đậu phộng ngay từ khi còn rất sớm. Từ đó, họ cho thấy mối tương quan tỉ lệ nghịch giữa việc tiếp xúc với đậu phộng sớm với các bệnh dị ứng do đậu phộng.

Tuy nhiên, với những thực phẩm đã được ghi nhận về khả năng gây dị ứng, các bậc phụ huynh vẫn được khuyến cáo nên thận trọng khi sử dụng chúng trong dinh dưỡng cho bé.

Thông tin mới về các thực phẩm “cấm” với trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ

Nhiều loại thực phẩm trước đây được khuyến cáo không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi hiện nay đã được cho là an toàn đối với trẻ từ 6 tháng. Để tham khảo chi tiết hơn, mẹ có thể theo dõi bảng dưới đây.

Loại thực phẩm Lứa tuổi thích hợp
Mật ong (không gây ra dị ứng, tiềm ẩn nguy cơ nhiễm độc botulium đối với trẻ dưới 1 tuổi) Trẻ trên 1 tuối
Bơ đậu phộng Trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi (trước đây là trên 12 tháng đến 2 tuổi)
Các loại hạt (có thể làm cho bé bị hóc, ngạt thở) Trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi (trước đây là trên 12 tháng đến 2 tuổi)

Họ cam chanh

(không gây dị ứng nhưng sẽ làm xót ruột hay rối loạn tiêu hóa do axit. Hàm lượng axit của chanh, thơm và cam là khác nhau. Riêng cà chua, không thuộc họ cam chanh những vẫn có axit)

Trẻ 6 đến 12 tháng (trước đây là trên 12 tháng)
Dâu tây, mâm xôi và dâu tằm tươi Trẻ 6 đến 12 tháng (trước đây là trên 12 tháng)
Bắp (có thể gây dị ứng và không chứa nhiều dưỡng chất) Trẻ 6 đến 12 tháng (trước đây là trên 12 tháng)
Lòng trắng trứng (lòng trắng trứng của món trứng nướng có thể cho bé tầm 8-9 tháng ăn) Trẻ 6 đến 12 tháng (trước đây là trên 12 tháng)
Các sản phẩm từ sữa tươi nguyên kem (thành phần lactose và đạm sữa bò là nguyên nhân gây ra dị ứng và làm bé khó tiêu, ngoại trừ yogurt và phô mai. Sữa tươi còn gây cản trở quá trình hấp thụ sắt mà sắt lại đóng vai trò quan trọng trong năm đầu đời của bé) Trẻ trên 12 tháng
Bột mì (với những bé không có vấn đề với gluten trong yến mạch hay lúa mạch và không có tiền sử dị ứng với lúa mì hay không dung nạp gluten) Trẻ từ 6 đến 12tháng (trước đây là sau 9 tháng đến 12 tháng)
Nho (không gây ra dị ứng nhưng sẽ có nguy cơ làm cho bé hóc, ngạt thở nên cần cảnh giác khi cho bé ăn) Trẻ từ 10 đến 12 tháng
Động vật có vỏ/ Động vật giáp xác (nguy cơ dị ứng cao) Trẻ từ 6 đến 12 tháng (trước đây là từ 1 đến 2 tuổi)

Leave a Reply

Or