Những thực phẩm bé cần tránh ở mọi lứa tuổi

Thực phẩm bé cần tránh

Hội đồng cố vấn Y khoa của Hoa Kỳ đã thống kê các loại thực phẩm không an toàn cho bé. Đặc biệt trong giai đoạn bạn tập cho bé yêu ăn đồ ăn đặc hơn thì có rất nhiều loại có thể làm mang tới nhiều vấn đề cho hệ tiêu hóa của trẻ. Bạn cần biết và tránh các loại thực phẩm này.

Thực phẩm bé cần tránh khi 4 – 6 tháng tuổi

Các chuyên gia khuyến khích em bé được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên. Ngoài ra, bé có thể bổ sung thêm sữa công thức. Một số loại thực phẩm cần tránh trong độ tuổi này là các loại ngũ cốc chứa gluten như lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen, mật ong do khả năng gây kích ứng đường ruột của bé.

Những thực phẩm bé cần tránh

Ảnh: Sưu tầm Internet

Một số thực phẩm ba mẹ cần tránh trong khẩu phần của em bé

Bé 4 – 12 tháng tuổi

Mật ong có thể chứa các bào tử của vi khuẩn Clostridium Botulinum, có khả năng gây ngộ độc. Đường ruột của người lớn có thể ngăn chặn sự phát triển của bào tử nhưng trẻ em thì khác. Hệ tiêu hóa của trẻ còn quá non nớt, các bào tử có thể phát triển và sản xuất ra độc tố đe dọa tính mạng của con trẻ.

Em bé của bạn không thể uống sữa bò và sữa đậu nành cho tới khi em bé được hơn 1 tuổi. Bởi vì đường ruột của trẻ không thể tiêu hóa được các loại protein trong sữa đậu nành và sữa bò. Bên cạnh đó, hai loại sữa này không chỉ không có đầy đủ các loại dinh dưỡng mà bé cần mà còn chứa nhiều khoáng chất gây hư thận của trẻ.

Từ lúc này, bé rất thích đưa mọi thứ vào miệng, bé có thể cầm, nắm, bò đi khắp nơi. Nên ba mẹ cần cẩn trọng với các nguy hiểm gây nghẹn, nghẹt thở cho bé:

Một phần thực phẩm lớn bằng hạt đậu cũng có thể bị mắc kẹt trong họng của bé yêu. Các loại rau như cà rốt, cần tây, đậu xanh, trái cây như nho, cà chua, dưa, thịt, pho mát cần phải được cắt nhỏ bằng hạt đậu hoặc xay nhuyễn trước khi chế biến.

Thức ăn nhỏ, cứng như kẹo, các loại hạt đều là những mối nguy hiểm nghẹt thở tiềm tàng. Nếu không bị ngạt, nó cũng có thể  bị mắc lại trong đường hô hấp của trẻ, gây ra viêm, nhiễm. Thêm vào đó, các thực phẩm mềm, dính như kẹo dẻo, thạch, kẹo cao su đều có thể dính trong cổ họng của bé.

 

  • Thực phẩm bé cần tránh theo lứa tuổi

Ảnh: Sưu tầm Internet

Một số loại thực phẩm cứng, dính rất nguy hiểm cho bé

Thực phẩm bé cần tránh khi 12 – 36 tháng tuổi

Trẻ từ 1 đến 2 tuổi rất cần chất béo cho sự tăng trưởng và phát triển. Chất béo là thành phần quan trong trong cấu trúc của tế bào thần kinh và não bộ. Chất béo cũng là nguồn năng lượng cho các bé. Tuy nhiên, nếu con của bạn có nguy cơ béo phì hoặc các bệnh tim mạch thì bạn nên kiểm soát lượng chất béo trong khẩu phần ăn uống của bé một cách hợp lý.

Bên cạnh đó, ba mẹ cần phòng tránh các trường hợp bé nghẹt thở bởi một số loại thức ăn cứng, dính. Tiếp tục cắt thức ăn thành các miếng nhỏ giúp bé tiêu hóa được dễ dàng hơn, tránh xa các loại hạt, kẹo cứng, kẹo dẻo, kẹo cao su.

Đặc biệt, một số phương pháp cho bé ăn truyền thống như quát tháo, cho cho trẻ ăn khi trẻ đang khóc rất dễ làm bé sặc, nghẹn. Mặc dù đảm bảo số lượng thức ăn cho bé nhưng lại tiềm ẩn rất nhiều nguy hại cho sức khỏe của trẻ.

Nhiều chuyên gia khuyên ba mẹ nên đợi tới khi bé đủ 1 tuổi, thậm chí lớn hơn để bắt đầu tập quen với thức ăn đặc vì như vậy, bé có thể ít bị dị ứng với các thành phần nhạy cảm. Tuy nhiên, học viện nhi khoa của Hoa kỳ đã nghiên cứu và cho thấy việc lui lại thời gian ăn dặm không thể bảo vệ bé yêu của bạn khỏi nguy cơ dị ứng. Bé vẫn có thể dị ứng ngay cả khi bé bắt đầu ăn lúc bé được 3 – 5 tuổi.

Vì vậy mà, chiến lược ăn dặm thông minh là giới thiệu đồ ăn mới một cách từ từ, đợi vài ngày sau mỗi thực phẩm mới, để chắc chắn rằng bé yêu của bạn không bị dị ứng với các thực phẩm đó.

 

 

theo: bekhoemevui

One thought on “Những thực phẩm bé cần tránh ở mọi lứa tuổi

Leave a Reply

Or