Những tai nạn cười ra nước mắt khi dạy con

Bác hàng xóm cho ít hoa quả, chị chỉ kịp nói: “Nhà cháu có rồi” thì đã thấy bé Nhím nhanh nhẹn: “Nhà cháu chưa có đâu bà ạ. Nhưng mẹ cháu bảo phải nói là có rồi đấy”.

Khi con “vạch trần” sự thật

Chị Hồng (Đà Nẵng) nhiều lần phát ngượng vì nói dối mà bị con trai lật tẩy. Cu Tít con chị rất thích bộ đồ chơi siêu nhân màu đỏ của anh họ Tôm. Hôm sang nhà chơi, thấy cu Tít nằng nặc đòi có siêu nhân nhưng muốn từ chối, chị Hồng bảo: “Mẹ mới mua cho Tít siêu nhân rồi nhỉ? Cái này phải trả cho anh thôi”. Vì không hiểu ý mẹ nên cu Tít vặn vẹo: “Mẹ mua bao giờ?” rồi buông câu: “Mẹ nói điêu nhé” khiến chị Hồng chỉ biết cười ngượng.

Lúc ra về, chị nạt nộ, dạy con: “Lần sau, mẹ nói phải nghe. Đừng bảo mẹ nói điêu thế” nhưng cu Tít còn “ngoan cố”: “Mẹ đã mua siêu nhân cho con đâu?”. Cu cậu còn gào lên giận dỗi.

Những tai nạn cười ra nước mắt khi dạy con 1

Tương tự chị Hồng, chị Nhâm (Từ Liêm, Hà Nội) cũng phát ngại với con vì lời nói dối không thành. Hôm ấy, hai mẹ con sang nhà cô bạn của chị chơi. Lúc chuẩn bị về, thấy cô bạn đòi treo lên móc xe gói bánh cho bé Nhím, chị chối đây đẩy: “Ờ nhà có nhiều rồi. Không mang về đâu”. Đôi bên còn đang “giằng co” thì bé Nhím thật thà: “Nhà mình chưa có bánh này đâu mẹ. Hôm qua mẹ mua bánh khác mà”, rồi dậm chân phụng phịu: “Thật đấy mẹ” khiến mọi người phì cười còn mẹ thì chẳng biết nói gì thêm nữa.

Về đến nhà, Nhím còn nhanh nhẹn mang hai gói bánh ra so sánh để chứng minh cho mẹ thấy hai gói này khác nhau. “Mình bảo, mẹ biết rồi nhưng phải nói thế mới lịch sự. Lần sau con phải nói thế nghe chưa” – chị Nhâm tâm sự.

Chưa hết, một thời gian sau đó, chị lại gặp “tai nạn” khác khi bác hàng xóm đưa ít hoa quả, chị chỉ kịp nói: “Nhà cháu có rồi” thì đã thấy bé Nhím nhanh nhẹn: “Nhà cháu chưa có đâu bà ạ. Nhưng mẹ cháu bảo phải nói là có rồi đấy”.

Ngượng chín người vì con nói leo

Trò chuyện với khách trong bữa cơm, chị Uyên khen bé Chuột nhà mình rất lễ phép. Nhưng ngay sau đó, hễ thấy mẹ nói câu nào là Chuột lại xen ngang câu ấy.

Mỗi lần nghe con chạy ào tới, gọi: “Mẹ ơi…”, chị phải nhắc: “Con có chuyện gì muốn kể thì nói sau. Giờ mẹ đang bận tiếp khách”. Chị thấy con có vẻ nghe lời nhưng chỉ một loáng sau lại chạy tới, ngó vào mặt mẹ, nói lớn: “Mẹ ơi, mẹ…”, Chị chưa kịp phản ứng đã thấy con “thao thao” kể chuyện mà kể rất to, át cả tiếng mẹ và tiếng của khách khiến chị xấu hổ vì vừa trót khen con với khách xong.

Cùng cảnh với chị Uyên là chị Linh (quận Đống Đa, Hà Nội) hiếm khi nói chuyện với khách được trọn vẹn, bởi bị bé Tôm (6 tuổi) “cướp lời”. Dù đang xem hoạt hình hay vui chơi ngoài sân, 5-10 phút, bé Tôm lại chạy vào nhà, ôm cổ mẹ, gào lớn: “Mẹ, thứ bảy đưa con đi công viên nước nhé” hoặc “Mẹ, con muốn ăn kem”… Những lúc như thế, chị toàn phải gật đầu “ừ ừ” cho xong chuyện để còn tiếp khách.

 

theo: afamily

2 thoughts on “Những tai nạn cười ra nước mắt khi dạy con

Leave a Reply

Or