Những sai lầm thường gặp khi vệ sinh cho bé

Có vô vàn những thắc mắc sung quanh việc chăm sóc một em bé mới sinh, nhất là những ngày đầu tiên. Việc học hỏi những kinh nghiệm của những người đi trước là điều hiển nhiên, nhưng không phải lúc nào cũng đúng. Bạn cần tránh những sai lầm thường gặp phải dưới đây, để em bé có một sức khỏe tốt.

1. Kiêng tắm cho trẻ

Kiêng tắm là một phong tục dân gian được khá nhiều người áp dụng. Nguyên nhân là do các bậc phụ huynh sợ tắm sẽ khiến trẻ dễ bị cảm lạnh, ốm hoặc viêm phổi. Tuy nhiên, đây lại là một trong những quan niệm sai lầm trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh.

Việc tắm cho trẻ là rất cần thiết, không chỉ khi trẻ đang khỏe mạnh mà cả khi trẻ đang bị ốm. Khi trẻ đang khỏe mạnh, tắm là quãng thời gian giúp trẻ thư thái, thoải mái hơn. Khi trẻ bị ốm đặc biệt khi trẻ ốm bệnh, nhiều người không hề tắm rửa cho trẻ trong một thời gian dài, gây kéo dài đợt ốm. Chính vì vậy ngay cả khi trẻ đang ốm bạn cũng nên tắm rửa cho trẻ để các vi khuẩn vi rút nhanh chóng bị đào thải ra ngoài. Lưu ý khi trẻ bị ốm cần đặc biệt quan tâm tới nhiệt độ nước tắm cho phù hợp. Hoặc cũng có thể cha mẹ chỉ cần lấy khăn ướt, ấm lau khắp người trẻ, vệ sinh cơ quan sinh dục để tránh bị hăm, lở loét. Ngoài ra sau khi tắm cho trẻ cần nhanh chóng ủ ấm đề phòng bị nhiễm lạnh.

Những sai lầm thường gặp khi vệ sinh cho bé

2. Băng kín rốn cho trẻ

Rốn là ngõ vào quan trọng có thể gây nhiễm trùng cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên theo quan điểm của người xưa nếu để rốn của trẻ bị hở ra ngoài có thể bị “sài” gây nhiễm trùng. Vì vậy nhiều người nghĩ rằng băng kín rốn giúp bảo vệ rốn. Thực tế việc băng kín rốn của trẻ sơ sinh lại vô tình tạo ra môi  trường tốt cho sự cư trú và sinh sôi của vi trùng gây nhiễm trùng rốn hoặc chậm rụng rốn. Chính vì vậy các bậc phụ huynh không nên băng kín rốn của trẻ, sau khi chăm sóc rốn hàng ngày với nước muối sinh lý hoặc alcohol 70 độ, bạn nên để hở, quấn tã dưới rốn, chỉ phủ lớp mỏng áo lên rốn để dễ quan sát rốn, rốn sẽ mau khô, nhanh rụng, ít nhiễm trùng, ít tạo chồi rốn.

Nhiều gia đình vẫn còn tuân theo một số hủ tục lạc hậu như đắp rốn với sái á phiện, phân bò,… Các hủ tục này không những không mang lại lợi ích gì mà còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng rốn, hoặc làm trẻ chướng bụng, ngưng thở do ngộ độc á phiện…Vì vậy nếu gia đình bạn vẫn còn đang áp dụng các hủ tục lạc hậu này thì nên tác động để mọi người hiểu và thay đổi cách chăm sóc rốn cho trẻ nhé.

3. Lơ là vệ sinh răng miệng cho trẻ

Mặc dù trẻ sơ sinh vẫn chưa có răng nhưng không nên lơ là việc vệ sinh răng miệng cho trẻ. Thực tế, trẻ ti sữa công thức, hoặc sữa mẹ, thì mẹ cần thường xuyên đánh lưỡi cho con với nước muối hàng ngày. Những tưa lưỡi đóng cặn ngày qua ngày có thể làm trẻ đau, chán ăn và hôi miệng. Ngoài ra, để con mọc răng sớm, các mẹ nên chú ý bổ sung canxi hàng ngày cho con.

Việc vệ sinh cho trẻ không khi nào là quá sớm hoặc quá muộn cả. Hãy bắt đầu chăm sóc răng miệng cho trẻ ngay từ giai đoạn này để tạo ra thói quen tốt cho con sau này các mẹ nhé.

Những sai lầm thường gặp khi vệ sinh cho bé

4. Chăm sóc da cho trẻ sơ sinh

Làn da trẻ sau khi sinh thường có những lớp vảy màu trắng sữa bong ra do quá trình đào thải của các tế bào trong cơ thể. Những lớp vảy này rất có khả năng trở thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút xâm nhập và trú ngụ, đặc biệt là gây ra hiện tượng nhiễm trùng da.

Đặc biệt các nếp gấp da ở cổ, nách, phía trước khuỷu tay, bẹn, phía sau gối, cơ quan sinh dục…rất dễ bị hăm đỏ, có thể viêm và rỉ dịch vàng. Vì vậy bố mẹ cần chú ý giữ khô, sạch các nếp gấp, dùng phấn chống ẩm sẽ giúp ngăn ngừa và giảm hăm.

Ngay sau khi trẻ có các biểu hiện như nổi những nốt lấm tấm đỏ, có thể có những nốt mụn mủ nhỏ rải rác, dễ xảy ra ở những nơi bị ẩm ướt nhiều như vùng hậu môn, sinh dục, lưng, mông…không nên tự ý chữa trị mà phải nhanh chóng đưa trẻ tới các cơ sở y tế để khám chữa.

5. Rửa tay khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Việc rửa tay trước khi chăm sóc cho trẻ sơ sinh là biện pháp đơn giản và hiệu quả phòng chống nhiễm trùng cho trẻ. Bạn nhớ rửa tay trước và sau khi chăm sóc để hạn chế mọi hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra với trẻ sơ sinh bố mẹ nhé.

Leave a Reply

Or