Những sai lầm của bố mẹ biến con trở thành người nói dối, sai lầm đầu tiên hầu hết bố mẹ Việt đều mắc

Trẻ em nói dối có rất nhiều nguyên nhân, có những nguyên nhân xuất phát từ chính cách dạy dỗ của cha mẹ, từ sự kì vọng quá lớn của bố mẹ vào con cái. Nhưng cũng có lời nói dối mà chính trẻ cũng không biết mình đang nói dối.

Những hình phạt đáng sợ

photo-0-1506907690922

Rất nhiều đứa trẻ nói dối bởi chúng sợ bị bố mẹ phạt. Đó là nguyên nhân hàng đầu kích thích trẻ gian dối để bảo vệ bản thân. Những hình phạt là cần thiết trong quá trình dạy dỗ con cái, tuy nhiên bạn nên cân nhắc sử dụng hình phạt vừa có tính giáo dục vừa khiến con “tâm phục khẩu phục” chứ không phải phạt để con sợ đến mức phải nói dối. Hãy khuyến khích trẻ nói thật và giảm nhẹ hình phạt nếu như con thành thật.

Trẻ không muốn làm bố mẹ buồn

photo-1-1506907690925

Nếu bạn đặt kỳ vọng quá cao vào con sẽ vô tình tạo thành áp lực lớn cho trẻ. Đôi khi con sẽ nói dối vì sợ rằng bố mẹ sẽ buồn bởi con không được như kỳ vọng. Nếu bạn bớt thể hiện vẻ mặt thất vọng và u sầu với con, thay vào đó bằng những lời động viên và lời khuyên thiết thực sẽ giúp con ít lo lắng và thành thật hơn.

Trẻ không nói dối, trẻ tưởng tượng

photo-2-1506907690940

Đôi khi lỗi lầm này của trẻ bắt đầu từ mong muốn: Trẻ nói với bạn mọi thứ chúng tưởng tượng. Hãy nhẹ nhàng với những lời nói dối như vậy bởi chúng sẽ biến mất theo thời gian khi trẻ lớn lên.

Trẻ nói dối vì chúng không nhớ

photo-3-1506907690944

Có những tình huống mà trẻ nói dối và tin tưởng vào điều mình nói. Điều này có thể do trẻ quên một số chi tiết.

Đừng trầm trọng hóa những lời nói dối như vậy. Cố gắng kiên nhẫn, giải thích cho trẻ hiểu.

Trẻ nghĩ nói dối là lịch sự

photo-0-1506907708726

Đôi khi trẻ em nghĩ rằng nói dối là đúng: Chúng hạnh phúc khi đeo đôi tất đan của bà nội, dù thực tế chúng đang thất vọng vì món quà đó.

Bạn hãy thử quyết định xem trẻ đang nói dối có phải vì lý do tương tự, từ đó có cách ứng xử với con hợp lý.

Bố mẹ đặt con vào tình huống phải lập trình sẵn câu hỏi

photo-1-1506907708732

Có những trường hợp trẻ nói dối do chính sai lầm của bố mẹ. Chẳng hạn như bạn luôn hỏi những câu “món này có ngon không?” trong khi rõ ràng trẻ không hề thích món ăn đó, nhưng vì sợ mẹ mắng hay mẹ buồn con sẽ trả lời là “ngon”.

Trong trường hợp như vậy, sẽ tốt hơn nếu bạn hỏi con rằng “Bây giờ con muốn ăn gì nào?”

Không giải thích cho con biết rằng người tốt đôi khi cũng mắc sai lầm

photo-2-1506907708739

Những đứa trẻ ngây thơ luôn cho rằng, chỉ có những kẻ xấu thì mới làm điều sai trái và mắc sai lầm, còn người tốt thì không bao giờ như vậy. Thế nên mỗi khi làm điều gì đó không đúng, trẻ sợ rằng mình sẽ là nhân vật phản diện nên cố gắng nói dối.

Vì thế, bố mẹ nên dạy cho con rằng đôi khi người tốt cũng có thể mắc sai lầm, nhưng điều quan trọng là họ biết thừa nhận lỗi sai của mình và sửa chữa nó.

Chính bố mẹ cũng nói dối

photo-3-1506907708748

Trẻ nhỏ luôn học theo bố mẹ của mình và điều đó có nghĩa là nếu bạn luôn thích nói dối thì con của bạn cũng sẽ trở nên như vậy. Nếu muốn con trở thành một đứa trẻ thành thật, thì bạn hãy thay đổi từ chính mình.

Trẻ sợ bị đổi vai trò

Trẻ em sợ nói sự thật vì chúng chắc rằng chỉ những kẻ phản diện trong các câu chuyện thần tiên mới hành xử như vậy. Vì thế, nếu nói sự thật, chúng sẽ biến thành người phản diện.

Giải thích cho trẻ những người tốt cũng có thể mắc sai lầm. Điều phân biệt người tốt với kẻ xấu là khả năng chịu trách nhiệm về hành động của mình.

Luôn cho rằng con là đứa trẻ ngốc nghếch

Rất nhiều phụ huynh thường mắc phải sai lầm tai hại này. Họ luôn chê con mình ngốc nghếch hay ngu dốt. Điều đó khiến trẻ tự ti và không muốn học hỏi. Trẻ hình thành thái độ phản kháng, không muốn học điều tốt, điều đúng và luôn nói sai sự thật.

Bố mẹ nên có sự tôn trọng với con, cố gắng giao tiếp và giải thích cho trẻ hiểu về những sai lầm của con. Khi được trẻ cảm nhận được sự tôn trọng con sẽ dễ dàng lắng nghe hơn và nhận ra được tầm quan trọng của việc nói sự thật.

Hồng Thu (t/h)/Khoevadep

Leave a Reply

Or