Những người phụ nữ Việt đã giỏi lại còn xinh

Không chỉ an phận làm người mẹ, người vợ đảm đang, những người phụ nữ dưới đây còn khiến bao người trầm trồ vì nhan sắc xinh đẹp và sự thông minh tài giỏi

Bà Lê Thị Thu Thủy Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup

Bà Thủy sinh năm 1974 tại Bình Định, bà Thủy có bằng Cử nhân Kinh tế của Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội và bằng Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA) của Trường Đại học Quốc tế Nhật Bản và Chứng chỉ Chuyên gia Phân tích Đầu tư Tài chính (CFA).

Doanh nhân 7x này tham gia hoạt động tại Vingrop từ tháng 11.2008 với tư cách là Trưởng Ban Đầu tư của Tập đoàn, sau đó, được bổ nhiệm là Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị từ tháng 11.2011. Bà Lê Thị Thu Thủy được bổ nhiệm là Tổng Giám đốc Tập đoàn Vingroup từ ngày 14.6.2012.

43019908_1252777568389914_1832482783641993216_n

Trong quá trình tham gia vào Vingroup, bà Thủy đã có những đóng góp lớn khi trực tiếp thực hiện thành công nhiều thương vụ quan trọng với đối tác nước ngoài cho Tập đoàn như: Phát hành 100 triệu USD trái phiếu chuyển đổi quốc tế của Vincom vào năm 2009 và 300 triệu USD trái phiếu chuyển đổi quốc tế của Vingroup vào năm 2012.

Trước khi đến với Vingroup, bà Thủy từng làm việc tại Chương trình Tín dụng của Ủy ban Châu Âu tại Việt Nam từ năm 1996 tới năm 1998, và giữ chức Phó Chủ tịch ngân hàng đầu tư của Lehman Brothers tại thị trường Nhật, Thái Lan và Singapore từ năm 2000 tới năm 2008.

Đặc biệt, trong năm 2013, bà Thủy là nữ doanh nhân duy nhất của Việt Nam được Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) bình chọn là một trong 199 “Lãnh đạo trẻ toàn cầu 2013” – Young Global Leaders (YGL) Class of 2013 về những đóng góp của mình trong điều hành.

Với danh hiệu này, bà Lê Thị Thu Thủy đã được công nhận là thành viên chính thức của Diễn đàn Lãnh đạo trẻ toàn cầu thuộc WEF. Diễn đàn này quy tụ hơn 700 nhà lãnh đạo đặc biệt tài năng trên thế giới, những người cùng chung sứ mệnh góp phần vào sự phát triển của thế giới vì một tương lai tốt đẹp hơn – và được tổ chức hàng năm.

Tháng 6.2017, Vingroup quyết định gia nhập thị trường ô tô. Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng gọi cho bà Lê Thị Thu Thủy, khi ấy còn giữ chức vụ Phó Chủ tịch Vingroup, và yêu cầu bà mở nhà máy sản xuất ô tô đầu tiên của Việt Nam. Thời điểm hiện tại, bà Thủy được cho một trong những thành viên chủ chốt trong việc chèo lái con tàu VinFast.

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch HĐQT-TGĐ Công ty cổ phần tiến bộ quốc tế AIC

Vượt qua hàng trăm mô hình và dự án về thành phố thông minh được gửi đến dự thi từ nhiều quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ, Singapore, Indonesia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Estonia,… Viện sĩ, tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn – Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC Group) vừa được trao tặng danh hiệu “Ý tưởng và mô hình quốc gia thông minh xuất sắc nhất” tại tại London.

Đây là một tin vui dành cho giới công nghệ Việt Nam và cũng là niềm tự hào cho người Việt ở khắp nơi trên thế giới vì lần đầu tiên một giải thưởng danh giá đã được cộng đồng quốc tế trao cho cá nhân và doanh nghiệp Việt Nam ở lĩnh vực Quốc gia thông minh (QGTM) trong khuôn khổ một cuộc thi có quy mô toàn cầu.

chi-nhan-1538438159907197508252-1046

Viện sĩ, tiến sĩ – doanh nhân Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Nhàn nhận danh hiệu “Đại sứ thành phố thông minh quốc tế” và “CEO có tầm nhìn xuất sắc nhất về QGTM”

Cũng trong khuôn khổ buổi lễ trao giải, Viện sĩ, tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn – Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn AIC đã được Ban giám khảo và tổ chức TPTM thế giới trao danh hiệu “Đại sứ thành phố thông minh quốc tế” và “CEO có tầm nhìn xuất sắc nhất về QGTM” vì những cống hiến và tâm huyết của nữ tiến sĩ trong việc thúc đẩy triển khai mô hình TPTM; đặc biệt là xây dựng ý tưởng, mô hình quốc gia thông minh toàn diện cho Việt Nam một cách đầy sáng tạo nhưng cũng rất thực tế và có tính khả thi cao, chú trọng tới các lợi ích lan toả đến mọi đối tượng hưởng lợi trong xã hội.

Giải pháp “Quốc gia thông minh” do Viện sĩ, tiến sĩ Nhàn là người sáng tạo và thiết kế toàn hệ thống cùng với đội ngũ cán bộ của Tập đoàn AIC được Ban tổ chức cuộc thi đánh giá cao nhất do thể hiện được quy mô kết nối đồng bộ từ các cơ quan lãnh đạo Trung ương cho tới các bộ, ngành, các tỉnh thành và thậm chí tới cả các cấp cơ sở như nhà trường, bệnh viện, doanh nghiệp,…

Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn là người đã đạt được rất nhiều danh hiệu lớn của thế giới và Việt Nam trong gần 20 năm qua như: Viện sĩ xuất sắc trong 10 năm liên tục từ 2005 đến 2015 của Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ các hệ thống CHLB Nga; Giải thưởng doanh nghiệp Asean tiêu biểu, được tạp chí Forbes Mỹ bình chọn là người phụ nữ có tầm ảnh hưởng nhất Việt Nam 2017; Giải thưởng Bông hồng vàng; Giải thưởng Sao đỏ; Giải thưởng 10 gương mặt trẻ tiêu biểu nhất Việt Nam 2004 …

Ngoài ra, công ty AIC đã hỗ trợ cùng VTV đầu tư kênh truyền hình giáo dục Việt Nam VTV7 phát sóng từ tháng 01//2016. Kênh truyền hình này được lập ra với mong muốn tạo ra sự công bằng trong giáo dục cho mọi đối tượng trong xã hội và được các em học sinh rất yêu thích.

Bên cạnh đó, nữ tiến sĩ đã hỗ trợ cho bà con nông dân xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, thủy hải sản sang nước ngoài trong những lúc thị trường đang khó khăn như xuất khẩu vải thiều, chuối sang nhiều nước và xuất khẩu thủy sản cho các tỉnh Miền Trung sang nước ngoài khi có sự cố về môi trường.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo- TGĐ Vietjet 

Rất khó để tóm tắt về chị Thảo khi những gì mình ghi chép được tại buổi phỏng vấn đã hơn chục trang, là những thông tin không có trên Google, là cá tính và con người chị mà chỉ có thể tiếp xúc mới thấy.

Một phụ nữ rất nữ tính, rất đơn giản mộc mạc. Trên người không đính viên kim cương nào, váy áo giày dép không của thương hiệu nào đặc biệt, tóc tự làm tự cuốn, không sơn móng tay móng chân, giọng nói ấm áp.

Chị không giương mình gồng mình lên thể hiện tôi là một tỷ phú, tôi là chủ một hãng hàng không có thị phần lớn nhất VN, tôi là người đầu tiên viết đề án thành lập Ngân hàng tư nhân đầu tiên trình Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Giấy phép đầu tiên cấp cho hãng máy bay tư nhân đầu tiên là cho Vietjet (trong danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới 2017, chị Thảo đứng thứ 55, cao hơn vị trí của bà Hilary Clinton 65).

Chị không hề làm thế một chút nào, thậm chí câu chuyện mở đầu của chị khiến cả phòng bật cười vì chị quá đỗi thật thà “tôi rất xin lỗi các bạn tôi không nói được tiếng Anh, làm tốn thời gian các bạn phải dịch.

thao_FSBN

Chỉ vì năm thứ 2 đại học tôi đã lao ra kinh doanh, từ đó làm Sếp luôn, lúc nào cũng có thư ký trợ lý phiên dịch đi kèm, xong rồi kinh doanh bận quá, mấy lần định học tiếng Anh rồi lại thôi. Tôi rất xin lỗi vì điều này”.

Kết thúc buổi phỏng vấn chị nói thêm “sáng nay tôi gặp các bạn, tối nay tôi mời cơm Chủ tịch Boeing trong tình trạng các con đang nằm viện, mấy hôm nay tôi cứ ở viện vừa chăm con vừa video conference. Ai cũng hỏi vì sao tôi phải vất vả thế.

Thôi thì tôi cứ cố khi thấy có nhiều người cần mình, tôi lại càng cố. Từ chỗ chỉ có 1% dân VN đi máy bay, nghĩ đến máy bay họ cho rằng khách phải sang trọng lắm, tới chỗ ai cũng có thể bay với Vietjet. Khách của tôi toàn là nông dân người nghèo người có thu nhập thấp. VJ đang khai thác 50 điểm bay trên thế giới.

50 điểm này bao trùm 50% lượng khách hàng bay toàn cầu. Không lâu nữa, chúng tôi sẽ là hãng hàng không toàn cầu. Tôi không có tham vọng trở thành hãng hàng không quốc gia, hình ảnh Vietjet luôn ở trong lòng những người dân mộc mạc bình thường nhất, là tôi vui rồi.

Chị chia sẻ rất nhiều về HD Bank, về Phú Long và các thương hiệu khác chị đang theo đuổi… khi chia tay, mình mạnh dạn hỏi “dạ thưa chị, chị có nhà thiết kế riêng của chị không ạ?” Chị bảo không, chị bận lắm, người chị nhỏ, toàn mua sẵn size S là vừa em ạ, tóc cũng tự cuốn…

Bà Hương Trần Kiều Dung – Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc FLC

Bà Hương Trần Kiều Dung lần thứ 2 vừa được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Tập đoàn FLC từ tháng 7.2018, trước đó, bà đã từng đảm nhận chức vụ Tổng Giám đốc FLC trong giai đoạn từ ngày 09/05/2015 đến ngày 09/03/2017.

Bà Hương Trần Kiều Dung sinh năm 1978, là Tiến sĩ Luật Quy hoạch xây dựng Đại học Tổng hợp Montesquieu Bordeaux IV, Pháp. Từ một nữ luật sư trẻ, năm 2008 bà trở về nước và bước vào kinh doanh như một cơ duyên và nhanh chóng trở thành nữ CEO đầu tiên của FLC.

huongtrankieudung

Bà Dung đã có gần 20 năm kinh nghiệm tư vấn về quản trị doanh nghiệp, tư vấn xây dựng, triển khai dự án, đầu tư, mua bán và sáp nhập tại Việt Nam. Bên cạnh chức vụ Phó Chủ tịch Tập đoàn FLC trong giai đoạn từ tháng 3/2017 đến nay, bà Hương Trần Kiều Dung từng giữ vị trí lãnh đạo các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực nòng cốt của Tập đoàn FLC như luật, bất động sản, dịch vụ du lịch và nghỉ dưỡng, xây dựng, nông nghiệp công nghệ cao… 

Với kinh nghiệm dày dặn và đa dạng của bà Hương Trần Kiều Dung được Hội đồng Quản trị Tập đoàn FLC đánh giá là phù hợp cho chiến lược phát triển của Tập đoàn trong giai đoạn sắp tới. Cách thức quản trị linh hoạt, mềm dẻo, kinh nghiệm dày dặn và sự am hiểu pháp lý sâu sắc của bà Hương Trần Kiều Dung sẽ giúp thúc đẩy chiến lược phát triển đa ngành mà Tập đoàn FLC đang đẩy mạnh trong giai đoạn sắp tới.

20 người trong số 50 phụ nữ ảnh hưởng nhất trong danh sách của Forbes Việt Nam là các nữ doanh nhân giàu có và quyền lực bậc nhất nền kinh tế hiện tại

DoanhNhan1_2

Theo Zing.vn

Leave a Reply

Or