Những hành động” thai nhi “mê tít” trong bụng mẹ

Tùy theo mỗi giai đoạn phát triển của thai kỳ, bé sẽ tự động học được những chiêu trò mới. Hãy cùng khám phá những hoạt động của con yêu khi còn trong bụng các mẹ nhé.

Ngủ, ngủ…và ngủ

Hoạt động chiếm từ 90 – 95% thời gian bé ở trong bụng mẹ là ngủ. Chúng ta có thể thấy, con người đã bắt đầu ngủ ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ, thậm chí là khi mí mắt chưa hình thành.

Im lặng lắng nghe và phản ứng

Bắt đầu từ 6 tháng tuổi, thính giác của bé rất nhạy cảm, bé đã có những phản ứng với âm thanh bên ngoài như tiếng của bố mẹ, tiếng xe cộ, tiếng nhạc hoặc âm thanh bên trong như tiếng nhịp tim, dạ dày co bóp, tiếng thở của mẹ,… Thậm chí, bé còn có những phản ứng rất thú vị như “con nghe rồi đó ạ” bằng cách tim đập nhanh hơn, chân tay đạp dữ dội để mẹ biết điều bé muốn nói.

Đây cũng chính là thời điểm lý tưởng để bố mẹ nói chuyện và chia sẻ với bé nhiều hơn nhé, bé sẽ buồn hoặc giận dữ nếu tâm trạng mẹ không tốt và cũng thích nghe giọng nói ấm áp của bố. Mẹ cũng có thể cho bé nghe những bản nhạc du dương hoặc sôi động để bé phát triển hoàn thiện hơn về thính giác.

Hoa tay múa chân

Một trong những hành động tiêu biểu cho sự hiếu động của trẻ là đã biết đạp phá ngay từ khi ở trong bụng mẹ. Mỗi khi con đạp, mẹ bầu có thể cảm nhận những lực tác động vào thành tử cung. Đó là sự gắn kết tuyệt vời nhất. Nếu bạn bất chợt cảm nhận điều này, hãy dừng lại một chút để nhận thấy sự liên kết đặc biệt tình mẫu tử thiêng liêng nhé.

Ngoài đạp chân ra, thai nhi trong bụng mẹ đôi khi còn nắm tay, sờ mặt, sờ đùi…Đây hoàn toàn là những biểu hiện bình thường trong quá trình phát triển của thai nhi và đều diễn ra trong vô thức.

“Láo liên” mọi nơi

Biết đảo mắt từ tuần thứ 16, nhưng mãi đến tuần thứ 26, khả năng này của bé mới diễn ra thường xuyên hơn. Đặc biệt, vào giai đoạn cuối, bé cưng còn có thể thường xuyên nhắm và mở mắt.

Mẹ có ngạc nhiên khi biết rằng, trong thời gian này, nếu có một tia sáng chiếu vào bụng, con sẽ cố gắng mở to mắt để “nhiều chuyện” không?

Bé khóc

Thực hư chuyện thai nhi khóc trong bụng mẹ đến nay vẫn chưa có câu trả lời, và các nhà khoa học vẫn đang đau đầu nghiên cứu về hiện tượng kỳ lạ này. Bởi từng có tin đồn rằng, một phụ nữ Ấn độ và Trung Quốc đã nghe thấy tiếng trẻ khóc phát ra từ bụng bầu của mình.

2 câu chuyện nhanh chóng lan truyền và gây nên sự tò mò thích thú trong dư luận. Đây cũng chính là một trong nền tảng đầu tiên cho vấn đề thai giáo hiện nay. Vì người ta tin rằng, cảm xúc của thai nhi không chỉ bắt đầu khi sinh ra mà đã được hình thành từ khi trong bụng mẹ, việc thai giáo thai nhi sẽ giúp đứa trẻ được sinh ra giàu cảm xúc và thông minh hơn.

Nhào lộn

Em bé trong bụng mẹ rất biết tận dụng không gian để nghịch phá. Bé không chỉ đạp chân, múa tay mà còn nhào lộn rất vô tư. Điều này khiến cho mẹ bầu thỉnh thoảng cảm thấy căng tức bụng, nhưng lại khiến các mẹ rất hạnh phúc.

Hành động nhào lộn của bé sẽ bắt đầu diễn ra từ khoảng tuần 20 – 24, cường độ “quậy phá” sẽ khác nhau vào những khoảng thời gian nhất định. Từ tuần 29, em bé sẽ hoạt động mạnh hơn và năng động hơn, nhưng sẽ giảm dần vào 2 tuần cuối thai kỳ. Trong thời kỳ cuối, cơ thể bé đã nặng hơn, tử cung cũng chật hơn vì vậy việc vận động sẽ không còn là trò yêu thích của trẻ nữa. Bé cũng đang cực kỳ hồi hộp chờ ngày chào đời như bạn đang mong chờ bé vậy.

Đi tè trong bụng mẹ

Từ tháng thứ 3 – 4 của thai kỳ, em bé sẽ bắt đầu bài tiết trong bụng mẹ. Lượng nước tiểu bé bài tiết là một lượng rất nhỏ, vào tháng thứ 7 lượng nước tiểu chỉ khoảng 10 ml, đến tháng cuối cùng, bé có thể bài tiết từ 25 – 30 ml nước tiểu  mỗi lần.

Lượng nước tiểu của bé sẽ được truyền ngược theo nhau thai và đi ra ngoài theo đường bài tiết của mẹ.

Nhắm và mở mắt

Từ tuần thứ 16, bé đã có thể bắt đầu đảo mắt, và thực hiện hành động này thường xuyên hơn từ tuần thứ 26. Vào những tuần cuối thai kỳ, bé còn có thể nhắm và mở mắt liên tục. Bé có phản ứng rất nhạy với những luồng sáng từ bên ngoài, bé sẽ mở mắt để đón nhận ánh sáng nếu có ánh sáng chiếu từ bên ngoài.

Nấc

Không phải tất cả em bé trong bụng mẹ đều nấc, nhưng nếu điều đó xảy ra, mẹ đừng quá lo lắng nhé! Đây là hiện tượng khá bình thường với những thai nhi từ 24 tuần tuổi trở lên. Tiếng nấc của con khá nhỏ, thậm chí nhiều mẹ cảm thấy chúng chỉ như nhịp tim thai. Bé có thể nấc 1-2 lần mỗi ngày, hoặc nhiều hơn tùy theo cơ địa của mẹ và bé.

Mút ngón tay

Không chỉ trẻ sơ sinh mới mút ngón tay, ngay từ khi còn là một thai nhi, bé đã thường hay thực hiện hành động này rồi. Ngay từ khi xúc giác của bé được hình thành từ tuần 30 trở đi, bé sẽ thích mút ngón tay cái hơn bất cứ hoạt động nào khác. Đây cũng là một cách bé luyện tập để dễ dàng bú sữa mẹ sau khi ra đời.

Cảm nhận mùi vị

Từ tháng 5 trở đi, bé đã có thể cảm nhận được mùi vị, và nhận thức được các vị khác nhau từ trong bụng mẹ. Trong thời gian từ 5 – 7 tháng thai kỳ, vị giác của thai nhi sẽ phát triển mạnh, bé sẽ trở nên nhạy cảm với tất cả mùi vị từ thức ăn của mẹ.

Nếu bạn ăn những món có vị nồng như gừng, tỏi, hay vị cay, bé đều có thể biết được ngay. Nếu bé đang ngủ ngon lành mà mẹ ăn những món ăn đậm mùi như vậy, bé cũng có thể bị đánh thức đấy.

Ở phương Tây, người ta thường nói câu “Bạn ăn uống như thế nào thì con bạn như thế nấy”, ngụ ý rằng việc mẹ bầu ăn uống như thế nào đều có ảnh hưởng trực tiếp đến em bé trong bụng. Bạn ăn thức ăn tốt, giàu dinh dưỡng, con bạn cũng phát triển khỏe mạnh. Bạn ăn nhiều món ăn không lành mạnh hoặc không bổ sung chất đầy đủ, em bé cũng bị ảnh hưởng.

Điều này là do chất dinh dưỡng đều được “vận chuyển” từ cơ thể mẹ đến thai nhi thông qua nhau thai.

Theo giadinhvietnam

Leave a Reply

Or