Những điều nên biết về đau bụng khi mang thai.

Trong thời gian mang thai, thỉnh thoảng bà bầu bị đau bụng. Có thể đó là dấu hiệu bình thường, tuy nhiên đôi khi là dấu hiệu xấu mà mẹ không biết.

Nếu mẹ bị đau bụng kèm ra máu, sốt, ớn lạnh, chảy máu âm đạo, choáng váng, buồn nôn hoặc cơn đau không thuyên giảm dù được nghỉ ngơi ít phút thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt nhé, bởi đau bụng có thể là dấu hiệu của những nguy cơ sau:
1. Thai ngoài tử cung
Thai ngoài tử cung xuất hiện khi trứng đã thụ tinh cư trú bên ngoài tử cung, điển hình là trong một ống dẫn trứng. Nó có thể gây đau bụng co thắt hoặc những triệu chứng khác đầu thai kỳ. Nếu không được điều trị, thai ngoài tử cung có thể đe dọa tính mạng người mẹ. Bạn nên đi khám ngay nếu thấy những dấu hiệu sau: đau hoặc mềm xương chậu; ra máu ồ ạt hoặc lốm đốm (máu có thể màu nâu sậm, ra liên tục hay ngắt quãng); đau nặng thêm khi hoạt động thể chất hoặc trong khi bạn ho, đi tiêu; đau ở vai…
2. Sẩy thai
Sẩy thai là thai nhi chết trong 20 tuần đầu. Âm đạo chảy máu hoặc ra máu lốm đốm là dấu hiệu phổ biến thường thấy, tiếp theo là đau bụng trong một vài tiếng tới một vài ngày. Máu ra có thể nhẹ hoặc nặng. Cơn đau có thể thỉnh thoảng hoặc liên tục, nhẹ hoặc nặng và cảm thấy đau lưng dưới.
Vì vậy hãy đi khám nếu bạn nghi ngờ dấu hiệu sẩy thai. Ngoài ra, nếu ra máu âm đạo nhiều hoặc có những cơn đau bụng nặng, bạn cũng cần tới gặp bác sĩ ngay.
61 Những điều nên biết về đau bụng khi mang thai
Đau bụng khá nguy hiểm với bà bầu vì có thể là dấu hiệu xấu. (Ảnh: Internet)
3. Sinh non
Sinh non thường bắt đầu bằng những cơn co thắt cổ tử cung trước tuần 37. Hãy tới viện ngay lập tức nếu bạn có những triệu chứng như:
– Tăng tiết dịch vùng kín hoặc thay đổi dịch tiết (có lẫn máu hoặc trở nên dày, nhầy với nhiều mủ).
– Ra máu âm đạo xối xả hoặc lốm đốm.
– Đau bụng, cơn đau như đau kinh nguyệt hoặc có hơn 4 co thắt mỗi tiếng (dù không đau).
– Tăng áp lực lên xương chậu.
– Đau lưng dưới, đặc biệt khi bạn chưa từng bị đau lưng.
4. Tiền sản giật
Tiền sản giật có nguyên nhân là thay đổi ở mạch máu, có thể ảnh hưởng tới nhiều cơ quan gồm thận, gan, não, nhau thai. Thai phụ được chẩn đoán là tiền sản giật nếu có huyết áp cao và protein trong nước tiểu sau tuần 20.
Triệu chứng gồm phù ở mặt hoặc quanh mắt, phù nhẹ ở tay, phù đột ngột hoặc liên tục ở chân, mắt cá chân. Tiền sản giật nặng gây đau căng bụng trên, đau đầu nặng, thị giác kém (nhìn mờ hoặc nhìn thấy chấm), nôn.
5. Nhiễm khuẩn tiết niệu
Triệu chứng nhiễm khuẩn bàng quang gồm đau, khó chịu hoặc nóng rát khi tiểu; khó chịu ở xương chậu hoặc đau bụng dưới; tiểu không kiếm soát; nước tiểu lẫn máu hoặc bốc mùi chua.
Dấu hiệu nhiễm khuẩn lan tới thận gồm sốt cao, ớn lạnh, đổ mổ hôi; đau ở lưng dưới hoặc một bên sườn; nôn; nước tiểu lẫn máu.
6. Một số trường hợp khác
Có nhiều nguyên nhân đau bụng, cho dù bạn có mang bầu hay không. Một số nguyên nhân phổ biến là do ngộ độc thực phẩm, sỏi thận, rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày…
Chính vì vậy, với những cơn đau bụng thì bà bầu càng không được chủ quan, phải đi khám sớm để có trị liệu hiệu quả.

Theo  MarryBaby

Leave a Reply

Or