Những điều mẹ cần biết về da của trẻ sơ sinh

Hình ảnh bạn thường thấy về da trẻ sơ sinh là sự mềm, mịn, có một chút ẩm ướt xung quanh cằm hoặc dưới cổ. Tuy nhiên, cũng như tất cả chúng ta, trẻ sơ sinh cũng có thể có những nốt mụn, tàn nhang, nốt ruồi hay má lúm đồng tiền. Đó là một phần của con người bình thường.

bexinh

Hãy cùng tìm hiểu về một chút về tình trạng da thông thường của trẻ sơ sinh mà bạn có thể phải đối mặt trong những tuần hoặc tháng đầu đời của trẻ.

Mụn thịt

Ảnh: Internet

Khoảng một nửa số trẻ sơ sinh có những chiếc mụn nhỏ này. Chúng có màu trắng, cứng giống như ngọc trai. Về kích thước, những chiếc mụn này bằng một nốt tàn nhang nhỏ. Mụn thịt thường được tìm thấy rải rác trên khuôn mặt, đặc biệt là vùng má, mũi, xung quanh mắt hoặc có thể sẽ lan rộng hơn trên da đầu, và trên khắp cơ thể. Chúng là dạng u nang biểu bì lành tính, do protein dưới da chưa chuyển hóa. Chúng vô hại và không gây đau đớn. Bạn không cần điều trị cho bé, mụn thịt sẽ tự biến mất trong vài tuần đến vài tháng.

Bớt (bướu) máu

Ảnh: Internet

Nghe tuy có vẻ to tát nhưng thật ra loại “bướu” này chỉ như 1 cái bớt màu hồng nhạt, nằm dưới da. Dân gian thường gọi những chúng với cụm từ dễ thương như “nụ hôn thiên thần” hoặc “vết cò mổ”. Có 40% trẻ sơ sinh có vết bớt này trên gáy, trán, mí mắt, hoặc xung quanh mũi cũng nhưng không có gì đáng lo vì chúng vô hại. Bớt này xuất hiện là do giãn mao mạch và có thể nó sẽ đậm màu hơn mỗi khi bé khóc. Trong những năm đầu tiên của bé, bớt máu sẽ giảm dần và biến mất, ngoại trừ những bé có bớt này ở gáy.

Bớt xanh (bớt Mông Cổ)

Ảnh: Internet

Là một loại bớt màu nâu hoặc xanh đen, thường được tìm thấy trên mông, lưng hoặc vai, và có thể có kích thước rất lớn. Loại bớt này có tên là bớt Mông Cổ vì chúng rất phổ biến ở nhiều phân nhóm dân tộc: 90% người Mỹ gốc Phi, 81% người châu Á, 90% người Mỹ bản địa và 10% trẻ sơ sinh da trắng. Phần lớn chúng sẽ mờ dần trong suốt thời thơ ấu, nhưng có thể gây ra rắc rối nếu vết bớt này bị nghi ngờ nhầm lẫn với vết bầm của ngược đãi trẻ em.

Mụn trứng cá (mụn sữa)

Ảnh: Internet

Có hai hình thức mụn trứng cá xuất hiện ở trẻ: trẻ sơ sinh và trẻ con. Mụn sữa thường phổ biến hơn ở trẻ sơ sinh, xuất hiện trong vài tuần đầu tiên của cuộc sống với những chiếc mụn nhỏ, đỏ ửng và những chiếc mụn đầu trắng nhỏ trên mũi, trán và má. Trong thực tế, nó trông rất giống một trường hợp mụn trứng cá vị thành niên, chỉ nhẹ hơn và thường là không có mụn đầu đen. Cũng như mụn trứng cá vị thành niên, nguyên nhân gây mụn trứng cá ở bé sơ sinh không có câu trả lời rõ ràng. Các chuyên gia thường cho rằng các hormone bé nhận được từ mẹ vào cuối của thai kỳ là một nguyên nhân gây ra mụn trứng cá ở em bé. Nhưng các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục xem xét các yếu tố khác và chưa kết luận cuối cùng về một nguyên nhân cụ thể nào.

Mụn trứng cá ở trẻ lớn hơn, kéo dài vượt ra ngoài giai đoạn sơ sinh, không phải là phổ biến. Cũng chưa cần điều trị bằng thuốc nhưng cũng cần được đánh giá bởi một bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên gia da liễu để bạn có thể yên tâm hơn về tình trạng của con.

Vàng da sinh lý

Ảnh: Internet

Có đến 50% trẻ sơ sinh bị vàng da trong tuần đầu tiên sau sinh. Đây là một hiện tượng xuất phát từ sự tích tụ phân tử bilirubin trong cơ thể. Nó hiếm khi (và đáng lo ngại) xuất hiện trong 24h đầu của cuộc sống và thường bắt đầu vào khoảng 48 – 72 giờ sau sinh.

Số lượng hồng cầu ở sơ sinh thường lớn, bị phá vỡ nhanh hơn để thay thế bằng loại hồng cầu mới trưởng thành để đảm bảo chức năng sinh lý của cơ thể. Trong khi đó gan trẻ sơ sinh chưa trưởng thành, cùng với sự thiếu hụt một số men và protein tham gia trong quá trình gắn kết, chuyển hóa và bài tiết bilirubin. Ngoài ra, do lượng men hème oxygénase ở sơ sinh quá cao (gấp 6 lần người lớn) làm tăng nhanh sự tạo thành bilirubin từ hème. Hoặc vàng da sinh lý do Bilirubin gián tiếp bị hấp thu trở lại bởi chu trình khác do men beta glucuronidase….

Tuy nhiên, dù là nguyên nhân gì thì vàng da sinh lý cũng không phải là vấn đề quá nguy hiểm với trẻ sơ sinh. Với trẻ vàng da nặng thì cần phải điều trị tại bệnh viện vài ngày. Sau khi “đạt đỉnh” trong tuần đầu tiên, không có biến chứng, vàng da sinh lý sẽ bắt đầu mờ dần trong vài tuần sau đó.

Viêm (hăm) da tã

Tại Mỹ, có đến 15% trẻ sơ sinh bị hăm do tã. Viêm da do tã là do sự tiếp xúc thường xuyên với nước tiểu và phân. Axit trong phân cũng như độ pH của nước tiểu, tần số trẻ ị, tè đã tạo “điều kiện” cho những nốt ban đỏ xuất hiện thường xuyên gây đau đớn trên da. Các khu vực có nhiều khả năng bị nhất là nơi thường tiếp xúc trực tiếp với nước tiểu và phân, do đó, các nếp gấp ẩn giữa hai chân và háng thường không bị ảnh hưởng.

Các cuộc tranh luận dài về việc liệu tã vải hoặc tã dùng một lần thì bảo vệ da trẻ tốt hơn. Các cải tiến trong công nghệ tã vải dùng 1 lần ngày càng tân tiến hơn, thấm hút và làm da bé khô thoáng tốt hơn vì thế trẻ cũng bớt bị hăm do tã.

Ngược lại, viêm da do nấm candida, hoặc một loại nấm nào khác thì lại bắt đầu nhanh từ trong nếp gấp mông, bẹn, háng phát triển ra bên ngoài. Các nguyên nhân khác làm bé bị hăm tã do dị ứng, nhiễm trùng da… thì đòi hỏi phải điều trị bằng kháng sinh.

Các biện pháp đơn giản để có thể ngăn ngừa hăm tã là nên thay tã thường xuyên và ngay sau khi bé làm bẩn. Tránh các chất tẩy rửa hay các hoá chất, và có sử dụng thuốc mỡ, kem có chứa oxit kẽm (ví dụ như Desitin, A & D) để tạo ra một rào cản giữa da và phân, nước tiểu.

Viêm da tiết bã (cứt trâu)

Ảnh: Getty images

Cứt trâu là viêm da rất phổ biến trong những tháng đầu của bé. Đó là hiện tượng bong tróc những mảng bã nhờn khô, thường tích tụ ở da đầu, nhưng đôi khi cũng lan đến lông mày và khuôn mặt. Hiện tượng này thường làm phiền cha mẹ nhiều hơn là, vì nó thường làm bé trông “xấu xí” đi trong mắt cha mẹ chứ không làm bé khó chịu. Bạn có thể sử dụng một loại dầu gội chống gàu dành cho trẻ em pha loãng và gội cho bé hai lần một tuần. Hoặc có thể xoa một ít dầu xoa bóp của trẻ em vào da đầu bé và những mảng bã sẽ tự bong ra. Hoặc bạn cũng có thể bôi một loại kem steroid nhẹ theo chỉ định của bác sĩ nếu trường hợp của bé nghiêm trọng hơn.

Mặc dù hầu hết những nốt đỏ trên da trẻ sơ sinh đều không nguy hiểm nhưng nếu chúng trở nên nghiêm trọng, gây ngứa ngáy khó chịu cho trẻ, hoặc có kèm theo sốt thì bạn cần phải đưa bé đi bác sĩ thăm khám ngay nhé!

Theo Webtretho

Leave a Reply

Or