Những dấu hiệu tưởng là bình thường nhưng cảnh báo thai nhi đang gặp nguy hiểm mẹ phải đi bác sĩ ngay

Khi mang thai cơ thể bà bầu có sự thay đổi rất nhiều rất dễ dẫn đến mệt mỏi và đây cũng là tình trạng các bà bầu thường hay nhầm lẫn giữa mệt mỏi thông thường và những dấu hiệu em bé gặp nguy hiểm.

Mẹ mất cảm giác căng ngực

Thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ, gây tăng lưu lượng máu và những thay đổi trong các mô ở tuyến vú khiến ngực của mẹ bầu bị sưng, đau, căng cứng, nhạy cảm hơn rất nhiều so với trước. Bước sang tuần từ 4 – 6 tuần, núm vú của người mẹ cũng lớn lên và xuất hiện màu nâu sẫm, kéo dài trong suốt 3 tháng.

Sang đến tuần thứ 8, bầu ngực bắt đầu lớn lên và tiếp tục cho đến cuối thai kỳ, đi kèm với cảm giác ngứa da ngực và xuất hiện vết rạn trên ngực. Nếu thấy những cảm giác này mất đi, áo ngực xộc xệch thì có khả năng hoại tử villous đã xảy ra, phôi thai có thể đang teo đi hoặc đã chết.

Buồn nôn và nôn nghiêm trọng

38-1

Buồn nôn và nôn là triệu chứng thường gặp khi mang thai, nhưng nếu mẹ bầu tiếp tục bị nôn không ngừng hơn một ngày thì đó có thể là vấn đề đáng lo ngại. Lúc này, mẹ bầu cần gặp bác sĩ ngay.

 Cúm

Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc cúm khá cao do hệ miễn dịch suy yếu. Nhưng nếu mẹ bầu bị sốt trên 38 độ C trong hơn hai ngày thì cần đến bệnh viện ngay. Khi cơ thể bị đau nhức kèm theo sốt, đây có thể là dấu hiệu của các bệnh nhiễm trùng.

Sưng phù

39-2

Sưng phù ở bàn chân là hiện tượng khá phổ biến khi mang thai nhưng nếu mẹ bầu bị sưng phù trên mặt, tay, mắt cá chân,… thì cần lưu ý. Đó có thể là dấu hiệu của chứng tiền sản giật cực kỳ nguy hiểm.

Mẹ tiểu ít hoặc không buồn tiểu

Khi mang thai, do em bé chiếm hết diện tích bụng mẹ gây sức ép lên bàng quang khiến mẹ đi tiểu nhiều hơn. Nếu bạn đi tiểu ít đi hoặc không muốn đi, đó là dấu hiệu của mất nước hoặc tiểu đường thai kỳ. Khá nguy hiểm cho cả mẹ và con.

 Chiều cao vùng bụng tăng quá nhanh

Nếu diện tích vùng bụng của bạn đột ngột tăng nhanh, có thể bạn đang mang song thai hoặc gặp các vấn đề bất thường khác. Trong trường hợp này, siêu âm có thể giúp các bác sĩ xác định chẩn đoán chính xác.

Em bé chuyển động ít hơn

Mẹ bầu sẽ cảm nhận được chuyển động của bé vào cuối giai đoạn 2, đầu giai đoạn 3 của thai kỳ. Nếu đột nhiên không cảm thấy em bé trong bụng di chuyển ít nhất 5 lần mỗi nửa giờ hoặc có chuyển động giảm, thì mẹ bầu cần phải gặp bác sỹ sản ngay lập tức.

 Đau bụng hoặc vùng chậu

40-1

Nếu bị đau nghiêm trọng hoặc liên tục ở vùng bụng hoặc chậu kèm theo chảy máu, thì mẹ bầu cần lập tức đến bác sĩ. Nó có thể là một u nang hay thai ngoài tử cung. Thai ngoài tử cung xảy ra khi trứng được thụ tinh trong ống dẫn trứng hoặc ổ bụng thay vì tử cung. Trong trường hợp đó, thai kỳ cần được đình chỉ.

 Chảy máu âm đạo

Dấu hiệu đầu tiên của thai kỳ là chảy một ít máu tại âm đạo. Nó xảy ra khi trứng thụ tinh được cấy vào thành tử cung. Đây được coi là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, chảy máu nặng có thể là một dấu hiệu của sảy thai hoặc nhau tiền đạo. Mẹ bầu cần nhập viện ngay nếu đột nhiên thấy chảy máu liên tục.

Nhức đầu liên tục

41-1

Nếu bị đau đầu nghiêm trọng và lâu dài kèm theo thị lực kém thì đó có thể là do căng thẳng khi mang thai và huyết áp cao nên mẹ bầu sẽ cần được chăm sóc y tế ngay.

 Khó thở

Trong tam cá nguyệt thứ ba, phụ nữ mang thai thường gặp hiện tượng khó thở vì tử cung nở rộng gây áp lực lên xương sườn. Nếu mẹ bầu cảm thấy thở hổn hển hoặc tim đập nhanh như đánh trống thì hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ.

Mẹ bị ngứa toàn thân kèm theo vàng da

Trong suốt thai kỳ, do thay đổi về nội tiết tố nên mẹ có thể bị ngứa ngoài da, điều này hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu ngứa lan rộng khắp người, đặc biệt ở vùng bụng và lòng bàn tay, ngón chân kèm theo vàng da nhẹ thì cần xét nghiệm chức năng gan. Nếu đó là do hội chứng ứ mật intrahepatic gây ra có thể dẫn đến ngạt thai, sinh non, thai chết lưu hoặc mẹ xuất huyết sau sinh, rất nguy hiểm.

Hồng Thu (t/h)/Khoevadep

Leave a Reply

Or