Những bước phát triển tình cảm của bé

Bạn có thực sự biết và hiểu những bước phát triển tình cảm của bé? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu quá trình 12 tháng ấy qua những phân tích sau đây:

Tháng 1:

Giao tiếp bằng mắt.
Quyền được trợ giúp sẽ được sử dụng kèm… tiếng khóc.
Đã biết hồi đáp lại tiếng cười và giọng nói của ba mẹ.

Tháng 2:

Bắt đầu phát triển nụ cười cầu tài.
Thích thú khi chơi đùa cùng người khác và sẽ khóc nếu bị ngưng cuộc chơi.
Thích ngắm nhìn người hơn là đồ vật.
Biết để ý và ghi nhớ hình dạng khuôn mặt của người tiếp xúc.
Đã có thể nói líu ríu để phản hồi lại các âm thanh xung quanh.
Đã biết giận rồi đấy nhé.

Tháng 3:

Mỉm cười là chiến thuật bé dùng để khơi gợi trò chuyện với người thân, bé cũng sẽ líu ríu để thu hút sự chú ý.
Đã biết cười đáp lễ khi bạn cười với bé. Đặc biệt bé tỏ ra rất hiếu khách và thật lòng khi toàn thân đều cử động theo cùng với cái cười của mình, bàn tay mở rộng, cánh tay giơ cao, và chân cũng nhúc nhích theo.
Có thể bắt chước một vài cử động và biểu lộ nét mặt.

Tháng 4:

Bị hấp dẫn bởi những đứa bé khác. Sẽ quay sang hướng nào có tiếng trẻ con, trên ti vi hoặc ngoài đời thực.
Cười phá lên khi bị cù lét và khi giao tiếp với người khác.
Và… khóc nếu bị ai đó phá đám khi đang chơi.

Tháng 5:

Trở nên quyết đoán hơn.
Có thể phân biệt được người thân trong gia đình và khách lạ.
Thích vừa ăn vừa chơi.

Tháng 6:

Có thể nhanh chóng chán món đồ chơi nhưng không bao giờ chán tìm cách thu hút sự chú ý của bạn.
Tính khí cũng trở nên dễ nhận thấy hơn. Bạn sẽ biết được bé dễ tính hay dễ cáu giận, nhẹ nhàng hay năng động, ồn ào.
Nhận biết được tên của mình.
Đã biết tắc lưỡi, làu bàu.

Tháng 7:

Hiểu được ý nghĩa của từ “Không”.
Ham thích các giao tiếp xã hội.
Biết cách biểu lộ cơn giận mạnh mẽ hơn.
Cố tìm cách bắt chước các âm thanh của người lớn.

Tháng 8:

Biết e ngại hoặc lo lắng trước người lạ.
Khóc mè nheo những khi không được đáp ứng nhu cầu.

Tháng 9:

Bắt chước các hành động mà người khác đã làm.
Biết nhận biết hình ảnh khi tên của nó được gọi lên.
Thích thú khám phá bản sao của mình trong gương.
Thích chơi đùa gần chỗ ba mẹ (ví dụ: bò lê la quanh chỗ mẹ nấu ăn).
Có thể trở nên nhạy cảm hơn trước sự xuất hiện của những đứa bé khác.

Tháng 10:

Bắt đầu biết lo khi bị cách ly khỏi người thân.
Đã biết… tự ái rồi.
Đáp ứng lại những ghi nhận tích cực như vỗ tay chẳng hạn.
Biết nhận thức được sự thay đổi về chiều cao của bản thân.
Các trạng thái tình cảm như buồn rầu, tức giận hay hạnh phúc đã được biểu lộ rõ rệt.

Tháng 11:

Cố gắng tranh thủ sự tán đồng và tránh những gì được xem là chống đối lại quyền lợi bản thân.
Có thể trở nên bất hợp tác.

Tháng 12:

Dao động giữa hợp tác và bất hợp tác.
Cho thấy có sự phát triển khả năng vui nhộn.
Có thể bám chặt lấy cha mẹ hoặc chỉ một trong hai.

Nguồn SKĐS

Leave a Reply

Or