Nhói lòng từ những ca trẻ hóc dị vật 2018: Bé sống thực vật, bé 11 tuổi mất mạng

Trong năm 2018 đã chứng kiến nhiều trường hợp trẻ thiệt mạng hay nguy kịch do bị hóc dị vật, mà phần lớn đều là những thứ rất quen thuộc nhiều gia đình vẫn cho con ăn hàng ngày.

Bé gái 11 tuổi tử vong vì hóc trân châu trong trà sữa

Trà sữa chân trâu là loại thức uống được nhiều người yêu thích. Ngày 7/8, BS Phan Xuân Trung đã chia sẻ trường hợp bé gái 11 tuổi tử vong sau khi uống trà sữa chân trâu khiến nhiều người xót xa.

Đứa trẻ và mẹ đã cùng nhau làm món trà sữa trân châu để uống. Vì hạt trân châu to bị kẹt trong ống hút nên bé đã hút mạnh nhưng không ngờ hạt trân châu bay thẳng vào cuống họng làm tắc đường thở.

Mẹ của bé gái dù là bác sĩ chuyên khoa hô hấp nhưng cũng không thể cứu kịp được con. Mọi phương pháp giải thông đều vô hiệu. Nghiệm pháp Heimlich vô hiệu. Khi đưa bé đến bệnh viện thì bé không còn cơ hội sống.

nhoi long tu nhung ca tre hoc di vat 2018: be song thuc vat, be 11 tuoi mat mang - 1

Bác sĩ Phan Xuân Trung cũng giải thích “trà sữa trân châu không phải nguyên nhân gây tai nạn. Thức ăn Việt Nam truyền thống cũng có dạng hột, làm bằng bột dẻo như đậu đỏ, bánh lọt, chè trôi nước, rau câu,… Vấn đề là dùng ống hút để hút mạnh sẽ làm lọt thức ăn vào thanh quản.”

Ngoài ra sự tắc nghẽn đường thở không chỉ do dị vật ngáng đường thở mà còn do phản xạ khép thanh môn, như trường hợp đuối nước, sặc nước, sặc cháo… Trường hợp trà sữa thì nước trà có thể bắn vào phế quản gây phản xạ khép thanh môn.

Bác sĩ Trung cũng nhắc nhở mọi người cần phải có kiến thức sơ cứu và giữ bình tĩnh để biết cách xử lý, đồng thời khuyên các bậc phụ huynh khi cho trẻ ăn hạt trân châu nên dùng thìa múc thay vì ống hút lớn.

 

Vừa ăn vừa cười đùa, bé trai 2 tuổi sống thực vật 

Ths.Bs Phạm Ngọc Toàn, khoa Cấp cứu chống độc (BV Nhi TƯ) đã chia sẻ về một trường hợp bệnh nhi 2 tuổi ở Nam Định đã bị hóc nhãn khi được chú cho ăn nhãn nguyên quả.

Trong khi ăn, hai chú cháu trêu đùa nhau khiến cháu bị sặc. Ngay khi bị sặc, bé trai có biểu hiện ngừng tim, gia đình sau đó có sơ cứu và đưa đến bệnh viện huyện. Bé được đặt nội khí quản.

Khi chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương, qua thăm khám các bác sĩ phát hiện hạt nhãn bị mắc ngay ở nắp thanh môn. Tuy nhiên, do vấn đề xử lý ban đầu không đúng cách nên khi trẻ đến viện đã ở trong tình trạng hôn mê. Ths.BS Toàn cho biết, dù đã tích cực cấp cứu, nhưng do đến viện muộn nên trẻ đã bị tổn thương não, do di chứng thiếu oxy nên trẻ đang phải sống thực vật.

nhoi long tu nhung ca tre hoc di vat 2018: be song thuc vat, be 11 tuoi mat mang - 2

Bé 11 tháng tuổi thiệt mạng vì món ăn nhiều trẻ thích

Ngày 23/7, khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) đã tiếp nhận trường hợp bệnh nhi 11 tháng tuổi trong tình trạng hôn mê do hóc kẹo rau câu. Trong lúc đang ăn kẹo rau câu, bé đã bị sặc và tím tái toàn thân. Gia đình liền đưa bé đến bệnh viện địa phương cấp cứu. Quãng đường di chuyển mất 20 phút.

Đến phòng cấp cứu, bệnh nhi đã rơi vào tình trạng hôn mê sâu, ngưng tim, ngưng thở. Các bác sĩ tiến hành hồi sức tim phổi cho bé nhưng không thành công. Lúc này, đồng tử 2 bên của bé đã giãn, không có phản xạ thần kinh.

Theo nguyện vọng gia đình, bé được chuyển lên khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng 2. Tại đây các bác sĩ chẩn đoán tình trạng bé đã quá nặng, không thể cứu chữa.

nhoi long tu nhung ca tre hoc di vat 2018: be song thuc vat, be 11 tuoi mat mang - 3

Cách sơ cứu trẻ hóc dị vật đúng cách

Trong năm qua nhiều trường hợp trẻ nguy kịch vì bị hóc cũng là do một phần các bậc cha mẹ, gia đình chưa có kiến thức về sơ cứu để kịp thời giúp trẻ qua cơn nguy hiểm.

Ths.BS Phạm Ngọc Toàn – Khoa Cấp cứu chống độc (BV Nhi Trung ương) cho rằng, việc sơ cứu đúng cách và kịp thời khi trẻ bị hóc dị vật là vô cùng quan trọng và cần thiết. Theo đó, khi trẻ bị hóc dị vật, nếu trường hợp trẻ tỉnh táo, ho được thì nên khuyến khích trẻ ho, rồi đưa về cơ sở y tế gần nhất để được xử trí.

Trong trường hợp trẻ không ho được, ho không hiệu quả, hoặc không tỉnh thì cần mở thông đường thở, nghe xem trẻ còn thở không. Nếu tim ngừng đập thì cần phải ép tim ngoài lồng ngực.

Nếu trẻ tỉnh, nhưng ho không hiệu quả, thì cần vỗ lưng, ấn ngực. Nếu trẻ nhỏ thì cho trẻ ngồi trên ghế, đặt bệnh nhân lên cánh tay, cho đầu chúi xuối, nghiêng 1 bên, sau đó vỗ lưng 5 lần.

Sau khi thực hiện các phương pháp trên, cần kiểm tra xem dị vật ra không, nếu dị vật không ra được thì lật ngược trẻ dậy rồi ấn ấn ngực trẻ. Sau đó, đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất, hoặc gọi sự hỗ trợ của bác sĩ đến trực tiếp.

Hai thủ thuật sơ cứu nhanh cha mẹ nào cũng cần biết

1. Với trẻ dưới 2 tuổi, dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngực

– Cho trẻ nằm sấp trên cánh tay trái của người sơ cứu, đầu hướng xuống đất. Lưu ý giữ chắc để cổ và đầu trẻ khỏi bị tuột. Dùng gót bàn tay phải vỗ mạnh 5 cái vào vùng lưng giữa 2 xương bả vai của trẻ.

– Kiểm tra xem bé đã thở, khóc lại chưa, nếu chưa tiếp tục lặp lại động tác này cho đến khi xe cấp cứu tới.

nhoi long tu nhung ca tre hoc di vat 2018: be song thuc vat, be 11 tuoi mat mang - 4

2. Với trẻ trên 2 tuổi, có thể dùng biện pháp ép bụng (phương pháp Heimlich)

– Trường hợp trẻ còn tỉnh

Để cho trẻ đứng. Người sơ cứu đứng phía sau lưng hoặc quỳ gối, choàng 2 tay ra phía trước ngang thắt lưng. Một tay nắm thành nắm đấm, một tay chồng lên tay còn lại, đặt ngay vào vị trí ở vùng thượng vị, dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh theo hướng từ dưới lên trên 5 cái thật mạnh liên tiếp. Nếu chưa hóc dị vật ra thì có thể lặp lại biện pháp này từ 6 đến 10 lần.

– Trường hợp hôn mê, bất tỉnh

Đặt trẻ nằm ngửa. Người sơ cứu quỳ gối, tựa hai chân hai bên đùi trẻ. Nắm 2 bàn tay thành nắm đấm, đột ngột ấn vào dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh từ dưới lên trên 5 cái liên tiếp.

Trong tình huống bệnh nhi hôn mê và không thở được thì trước tiên phải bắt đầu bằng hà hơi thổi ngạt 2 cái. Nếu dị vật vẫn chưa ra, trẻ vẫn chưa thở được thì cần thì kết hợp vừa hà hơi thổi ngạt vừa dùng tay ấn, cho đến khi dị vật văng ra hoặc bệnh nhân khóc, thở được, hồng hào hơn

Theo Eva

Leave a Reply

Or