Nhận biết trái cây có chất bảo quản

Các bà mẹ cũng dự tính dùng trái cây để làm sinh tố cho bé bổ sung dinh dưỡng trong mấy hè nóng bức. Nhưng nỗi niềm lo ngại chung, trái cây bán ngoài chợ bây giờ 10 loại, thì hết 6 – 7 loại có chất bảo quản.

Lỡ chọn trúng những loại trái cây đó thì độc hại biết bao. Làm cách nào để nhận biết được trái cây có chất bảo quản?

nhan-biet-trai-cay-co-chat-bao-quan

Làm cách nào để nhận biết được trái cây có chất bảo quản? Ảnh: Getty Images

Có cách nào không?

Trước hết, mẹ không nên mua những loại trái cây vỏ ngoài bóng mịn, mỡ màng, màu sắc, kích thước lớn đẹp, hấp dẫn quá mức. Hầu hết các loại này đều sử dụng chất bảo quản. Nên mua trái cây được đóng gói cẩn thận, có ghi tên công ty, hãng gia công, chế biến trên bao gói bán lẻ và trên thùng.

Ngoài ra, mẹ lưu ý các chi tiết nhỏ sau:

Táo (bom): Không mua những quả khi bóc lưới xốp ra thấy có nhiều hạt trắng mịn đọng trên vỏ quả. Đó là hóa chất bảo quản vỏ bị bay hơi.

Nhận biết trái cây có chất bảo quản 3

Táo là loại quả ưa thích của bé. Ảnh: Getty Images

Chuối: Nên chọn nải chuối có lác đác những quả xanh, chín xen kẽ. Không nên chọn những nải chuối chín vàng đều, sờ thấy cứng, mẫu mã đẹp, cuống héo hoặc mốc.

Cam: Nên mua cam xanh quả to, vỏ sần của Việt Nam. Hạn chế cam vàng vì đa phần đây là hàng nhập lậu từ Trung Quốc, chứ không có cam Mỹ, Australia, New Zealand như người bán hàng quảng cáo. Loại cam này quả rất to, bọc trong lưới, có màu vàng tươi do bị tẩm hóa chất và bị đánh bóng.

Hồng: Hồng có chất bảo quản thường có vỏ rất đẹp, đỏ đậm (do bị bôi phẩm màu). Còn hồng thường (không có chất bảo quản) nhìn xấu, núm quả có nhiều đốm đen, bóc ra thấy phần ruột gần núm hơi bị cứng.

Dưa hấu: Hạn chế mua loại dưa hấu có vỏ vàng và ruột cũng màu vàng. Phần lớn loại này là của Trung Quốc nhưng lại lấy nhãn mác New Zealand. Loại quả này hay bị tiêm đường hóa học vào ruột. Nên chọn loại dưa hấu có vỏ xanh (ruột đỏ hoặc vàng), quả nhỏ vừa phải.

Theo Ebe

One thought on “Nhận biết trái cây có chất bảo quản

Leave a Reply

Or