Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói

Nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ chậm phát triển khả năng nói và ngôn ngữ. Đôi khi chỉ là do trục trặc trong vòm miệng, như với lưỡi hoặc hàm ếch. Dây hãm ngắn cũng có thể hạn chế cử động của lưỡi khiến trẻ khó nói…

Nguyên nhân làm trẻ chậm được xếp thành 2 nhóm chính là nguyên nhân thực thể và nguyên nhân tâm lý. Nguyên nhân thực thể là do trẻ có những vấn đề về cơ quan phát âm (tai, mũi, họng), cơ quan chỉ huy (não bị dị tật bẩm sinh, bại não, những di chứng sau xuất huyết não, viêm màng não…).

Nguyên nhân tâm lý là do gia đình quá cưng chiều hoặc ngược lại, hay bỏ bê, ít nói chuyện với  trẻ, hoặc đã xảy ra một biến cố nào đó làm ảnh hưởng đến tâm lý trẻ.

1. Nguyên nhân thực thể

Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói 3

Chậm nói thường gặp ở độ tuổi từ 24-36 tháng, trong đó 3/4 là bé trai. Chậm nói có nhiều mức độ, nhẹ là ít nói, nói từng từ nhưng trẻ vẫn hoạt bát, thích đồ chơi, nặng thì trẻ không nói được và trẻ lầm lỳ, không muốn chơi.

Có rất nhiều nguyên nhân làm trẻ chậm nói. Đôi khi chỉ là do trục trặc trong vòm miệng, như với lưỡi hoặc hàm ếch. Dây hãm ngắn cũng có thể hạn chế cử động của lưỡi khiến trẻ khó nói…

Nhìn chung trẻ từ 36 tháng trở lên mà chưa phát triển ngôn ngữ bình thường thì hầu như đều không do bé chậm phát triển ngôn ngữ tự nhiên, mà có vấn đề liên quan đến dị tật hay các vấn đề nghiêm trọng khác như trẻ bị mất thính lực, chậm phát triển tâm thần, rối loạn ngôn ngữ, bệnh tự kỷ, nói lắp, loạn phát âm, rối loạn tăng động giảm chú ý; tổn thương não sớm; trẻ bị bỏ rơi, thiếu tình cảm; các chứng rối loạn ngôn ngữ.

Mất thính lực hay nghe kém là nguyên nhân trẻ chậm nói hàng đầu. Tuy nhiên, điều này ít ông bố bà mẹ nào để ý phát hiện cho đến khi trẻ lên 3 hay lớn hơn nữa. Đặc biệt 1.000 trẻ mới sinh ra, có 1 trẻ mất thính lực.

Trong 3 năm đầu đời, cứ 1.000 trẻ thì có 2 trẻ mất thính lực. Trong đó, 1/3 trẻ do bệnh bẩm sinh, 1/3 không do gene và 1/3 không rõ nguyên nhân. Trẻ sinh non dưới 36 tuần thai hoặc trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai (trẻ sinh đủ tháng nhưng cân nặng lúc sinh dưới 2.500 g) cũng có khả năng bị mất thính lực. Ngoài ra, bệnh viêm tai giữa có mủ cũng làm giảm thính lực.

Những trẻ bị chậm phát triển tâm thần, chiếm đến 3% trẻ mới sinh, đều chậm nói. Trẻ bị rối loạn phát triển ngôn ngữ cũng bị chậm nói. Tỉ lệ trẻ trong nhóm này chiếm khoảng 5–10% ở lứa tuổi mẫu giáo và thường trẻ trai mắc nhiều hơn trẻ gái (tỉ lệ 3:1).

2. Nguyên nhân tâm lý

Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói 2

Tuy nhiên, bên cạnh lý do bệnh lý, trẻ chậm nói còn do những lý do không ngờ khác. Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng chậm nói là do trẻ thiếu sự quan tâm của cha mẹ.

Trong những gia đình cha mẹ bận làm việc suốt ngày và trẻ được đặt trước màn ảnh TV nhiều giờ từ trước 12 tháng tuổi. Ít ai nghĩ việc cho trẻ bú núm vú giả, xem TV một mình lại là thủ phạm gây ra sự chậm nói ở trẻ.

Thực tế, TV, trò chơi điện tử không tạo được sự tương tác với trẻ, qua đó trẻ có thể phát triển được ngôn ngữ. Do đó, cần có người cùng xem TV hay chơi trò điện tử và nói chuyện với trẻ về những diễn biến trên tivi để giúp trẻ tập trung chú ý nghe, hiểu và lặp lại…

Ngậm núm vú giả, phần lưỡi của trẻ sẽ ít hoạt động, hầu hết chỉ tập trung vào đôi môi. Khác với khi trẻ bú vú mẹ, động tác lưỡi của trẻ hoạt động linh hoạt, từ đó việc phát triển ngôn ngữ nói của trẻ sẽ tốt hơn.

Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo các bậc cha mẹ hãy dành thời gian xứng đáng để trò chuyện với trẻ. Thiếu sự kích thích, quan tâm của cha mẹ cũng là một trong những nguyên nhân gây chậm nói

Leave a Reply

Or