Nguy hiểm vô cùng khi chăm sóc rốn trẻ sơ sinh không đúng cách

Với nhiều mẹ trẻ, nhất là các mẹ mới có con đầu lòng thì việc chăm sóc con yêu những ngày mới chào đời không hề đơn giản đặc biệt là chăm sóc dây rốn cho bé sơ sinh. Chăm sóc dây rốn cho bé sơ sinh cần khoa học và đúng cách. Thay vì làm theo những cách chăm sóc bé được truyền tai từ những người đi trước, các mẹ hãy chú ý để cái dây rốn nhỏ bé không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của con yên nhé.

Cuống rốn của bé cần phải luôn được giữ sạch và khô ráo. Các mẹ nên gấp tã bé bên dưới cuống rốn để rốn có thể tiếp xúc với không khí. Tránh tuyệt đối việc làm dính nước tiểu hoặc phân vào cuống rốn bé, đồng thời làm sạch đáy rốn cho bé bằng miếng bông hoặc gạc thấm một ít cồn sát khuẩn 1 – 2 lần mỗi ngày.

spl009504
Không nên băng rốn quá chật, quá kín vì điều đó sẽ tạo môi trường tốt cho vi trùng phát triển, làm rốn bị tấy đỏ, chảy mủ …

Ngoài ra, khi thấy rốn của con gần rụng, dù chỉ còn dính một phần rất nhỏ với cuống rốn các mẹ cũng không nên tự ý giật hoặc cạy bỏ. Cách làm này sẽ gây tổn thương nguy hiểm và nghiêm trọng cho bé.

Các mẹ cần cẩn trọng khi tắm cho bé sơ sinh chưa rụng dây rốn. Nếu không tự tin để tắm cho bé, các mẹ có thể dùng khăn lau từng bộ phận trên cơ thể bé để cuống rốn không bị dính nước, dễ dẫn đến nhiễm trùng. Nếu tắm cho bé, tuyệt đối không được ngâm cuống rốn của bé trong khi tắm cho đến khi cuống rốn đã rụng và khô.

Tuyệt đối không bôi các loại thuốc đỏ, các chất lạ, đắp lá, rắc hạt tiêu v.v… lên cuống rốn bé với hy vọng sẽ giữ vệ sinh cho rốn và làm cho rốn mau rụng. Vì chính sự nhầm lẫn này là nguyên nhân gây ra tình trạng bé bị nhiễm trùng rốn nặng, khó điều trị và để lại di chứng như nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ, vàng da.

Nếu các mẹ thấy rốn bé có mủ, chân rốn bị tấy đỏ, phù nề, có mùi hôi, luôn ẩm ướt, chảy mủ vàng và lâu rụng. Bé có thể bị sốt hoặc không, quấy khóc, không chịu bú … thì nên đưa bé đến bác sỹ để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Theo Bsnhi

Leave a Reply

Or