Nguy hiểm như thế nào cho cả mẹ và bé khi bị khó sinh do kẹt vai?

Khó sinh do kẹt vai là tình trạng mà các bác sĩ sản khoa và những chị em phụ nữ sắp lên bàn sinh đều lo sợ. Vậy tình trạng này nguy hiểm như thế nào và liệu có xử lý an toàn được không? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé.

Tình trạng khó sinh do kẹt vai là gì?

Khó sinh do kẹt vai là một thuật ngữ chỉ một tai biến sản khoa xảy ra trong quá trình chuyển dạ sinh con. Kẹt vai tức là phần đầu của đứa trẻ đã vượt qua khung xương chậu của mẹ nhưng phần vai lại bị kẹt ở phía sau.

Tình trạng khó sinh do kẹt vai được đánh giá là một cấp cứu sản khoa khá nguy hiểm. Nó không chỉ gây ra khó khăn cho quá trình sinh nở, làm kéo dài thời gian chuyển dạ mà nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và nhất là với đứa trẻ.

Hậu quả của tình trạng khó sinh do kẹt vai

Theo đánh giá của các chuyên gia thì tình trạng khó sinh do kẹt vai gây ảnh hưởng rất lớn đến cả mẹ và em bé sắp chào đời.

Đối với đứa trẻ

  • Như đã nói thì khó sinh do kẹt vai là đầu của trẻ đã ra ngoài, vai còn kẹt lại. Khi đầu thai đã sổ thì tử cung sẽ thu hồi một phần nên thời gian sinh nở càng kéo dài thì càng ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình trao đổi chất qua nhau thai.
  • Bên cạnh đó, khi việc cố gắng kéo trẻ ra ngoài bằng cách dùng lực kéo vùng đầu sẽ vô tình kéo giãn cột sống cổ của trẻ. Hậu quả có thể khiến tổn thương hành não, nơi chứa các trung tâm sinh tồn của trẻ.

Khó sinh do kẹt vai là gì?

Khó sinh do kẹt vai là biến chứng sản khoa rất nguy hiểm

  • Ngoài ra, tình trạng khó sinh do kẹt vai còn gây tổn thương đám rối thần kinh vai, cánh tay và bàn tay, gây ra hiện tượng rung hay tê liệt các bộ phận này. Nếu trẻ chào đời an toàn thì tình trạng này sẽ tự biến mất khi trẻ được 6 – 12 tháng.
  • Cuối cùng, trẻ sẽ dễ bị thiếu oxy lên não, trong vài trường hợp quá nặng có thể gây tổn thương não của trẻ một cách nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.

Đối với người mẹ

  • Đau đớn dữ dội, kiệt sức, ngất xỉu trong quá trình sinh con.
  • Xuất huyết nghiêm trọng sau sinh.
  • Rách tử cung, âm đạo, cổ tử cung hoặc trực tràng.

Những yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng khó sinh do kẹt vai

Một số thông tin từ các chuyên gia cho rằng, sở dĩ mẹ gặp phải tình trạng khó sinh do kẹt vai xuất phát từ một số nguy cơ sau:

  • Bị đái tháo đường hoặc đái tháo đường thai kỳ
  • Trước đó bà bầu mang thai to, sinh con với cân nặng lớn hoặc từng gặp tình trạng thai nhi bị phì đại các cơ quan (macrosomia).
  • Có tiền sử khó sinh do kẹt vai
  • Chuyển dạ nhờ các phương pháp kích thích
  • Cân nặng bà bầu vượt mức bình thường
  • Các dấu hiệu chuyển dạ xuất hiện muộn hơn so với ngày dự sinh
  • Bà bầu sinh khó và phải nhờ các cách hỗ trợ như thủ thuật Forceps hoặc các dụng cụ khác.
  • Mẹ được gây tê ngoài màng cứng khi sinh.
  • Mẹ mang đa thai.

Ngoài ra, cũng có rất nhiều trường hợp trước sinh không phát hiện bất kỳ yếu tố nguy cơ nào nhưng khi bước vào cuộc sinh mẹ vẫn có thể đối mặt với tình trạng khó sinh do kẹt vai.

Cách xử lý tình trạng khó sinh do kẹt vai

Ngay khi phát hiện ra bà bầu sinh khó do kẹt vai thì bác sĩ hoặc người hộ sinh cần phải nhắc mẹ ngừng rặn một lúc. Lúc này, thay vì rặn thì bác sĩ sẽ cố gắng đưa đứa trẻ ra ngoài bằng các cách an toàn nhất có thể như:

Phải làm gì khi khó sinh do kẹt vai?

Chỉ cần được xử lý kịp thời và đúng cách thì khó sinh do kẹt vai sẽ không gây biến chứng vĩnh viễn cho trẻ

  • Đưa hai đùi của mẹ lên bụng để tạo thêm chỗ cho em bé, giúp trẻ ra dễ dàng hơn.
  • Đưa tay vào âm đạo của mẹ để gỡ vai em bé ra khỏi vùng kẹt.
  • Ấn vào bụng của mẹ giúp đẩy vai em bé xuống và làm cho chúng không bị kẹt lại nữa.

Thường trong rất nhiều các trường hợp khó sinh do kẹt vai thì các bác sĩ đều sẽ cố gắng hết sức giảm thiểu tối đa các biến chứng. Vì vậy, tỉ lệ các bé chào đời khi bị khó sinh do kẹt vai gặp phải các biến chứng vĩnh viễn là rất thấp.

Theo Conlatatca.vn

Leave a Reply

Or