Nghe các bà mẹ chia sẻ về quyết định tiêm cho con mũi 5 trong 1

Sự trở lại của vacxin này khiến khá nhiều mẹ hoang mang, nhưng dù thế nào họ cũng nhận định rằng “lo lắng nhưng tiêm cho con là việc nên làm”.

Đầu tháng 5, khi có 5 trẻ tử vong sau tiêm chủng, trong đó 4 trường hợp được kết luận không phải do vacxin 5 trong 1 Quinvaxem, Bộ Y tế quyết định tạm dừng sử dụng vacxin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Khi vacxin được đem đi kiểm tra, Tổ chức Y tế Thế giới thông báo kết quả kiểm nghiệm các lô vacxin Việt Nam gửi đều đạt tiêu chuẩn theo quy định.

Sau 5 tháng, đến đầu tháng 10, trẻ sẽ được tiêm vắc xin Quinvaxem trở lại. Lịch tiêm chủng sẽ không thay đổi, theo lịch tiêm chủng chuẩn, việc tiêm 3 mũi này được thực hiện khi trẻ được 2,3,4 tháng tuổi.

Vacxin Quinvaxem được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam từ tháng 6/2010 theo diện viện trợ nước ngoài. Từ đó đến nay, có tất cả 43 trường hợp phản ứng nặng sau tiêm. Kết quả đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy, trong số này 27 ca tử vong không liên quan đến tiêm chủng, 9 trường hợp có liên quan nhưng đều hồi phục. Các trường hợp còn lại là không liên quan.

Vacxin Quinvaxem ngừa cùng lúc 5 loại bệnh quan trọng gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, Hib và viêm gan siêu vi, được Tổ chức Y tế Thế giới tiền kiểm định về chất lượng. Sự trở lại của vacxin này khiến khá nhiều mẹ hoang mang, nhưng dù thế nào họ cũng nhận định rằng “lo lắng nhưng tiêm vẫn phải tiêm”.

“Để con không mắc bệnh, tiêm phòng là hành động thông minh”

Đó là chia sẻ rất thẳng thắn của hotgirl Minh Hà (vợ ca sĩ Lý Hải). Chị tâm sự: “Mặc dù thời gian qua đã xảy một số tai nạn đáng tiếc về việc tiêm ngừa nhưng tôi nghĩ việc tiêm ngừa về bản chất vẫn rất tốt cho trẻ. Tiêm chủng giúp trẻ chống lại được các bệnh tật nguy hiểm (viêm não, cúm, viêm gan, bại liệt…). Phải khẳng định một điều rằng, phòng bệnh luôn luôn tốt hơn chữa bệnh. Vacxin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để bảo vệ cho người tiêm không mắc bệnh và tránh xảy ra các vụ dịch lớn ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng con người. Thêm vào đó, sử dụng vacxin sẽ phòng được bệnh khi tiếp xúc với người bệnh.

Ngày trước, khi chưa có vacxin, nhiều trẻ em bị bệnh hoặc thậm chí tử vong vì mắc bệnh. Tất nhiên là tôi không muốn con mình mắc bệnh, vì thế không thể không tiêm ngừa được. Những tai nạn xảy ra cũng là số ít chứ không phải là hàng loạt.

Sau những tai nạn đó, tôi nghĩ cha mẹ cần cẩn trọng hơn khi đưa con đi tiêm ngừa, tôi chọn đến bệnh viện có uy tín. Trước khi cho con tiêm chủng, tôi cũng để ý kỹ xem con mình có những triệu chứng chống chỉ định tiêm ngừa gì hay không thì tôi sẽ hoãn tiêm cho con ngay. Khi con không được khỏe hoặc có biểu hiện lạ tôi đều thông báo rõ cho bác sĩ biết trước khi tiêm ngừa. Tóm lại, với tôi, việc tiêm chủng mũi 5 trong 1 vẫn rất cần thiết cho con”.

“Mình sẽ cẩn trọng hơn khi đưa con đi tiêm”

Đó là tâm sự rất thật của chị Phương Anh – 30 tuổi, hiện đang làm kế toán. Chị chia sẻ: “Thực ra trước đây, đứng trước những thông tin này, mình khá ái ngại, lưỡng lự trước lựa chọn cho con tiêm hay không tiêm mũi tiêm chủng quan trọng này. Tuy nhiên, mình biết tiêm chủng là một hành động cần thiết và rất quan trọng, nên tóm lại mình chấp nhận cho con tiêm. Dẫu biết, bé sinh ra có miễn dịch đối với nhiều bệnh vì chúng nhận được kháng thể từ mẹ.

Tuy nhiên, thời gian có miễn dịch này chỉ tồn tại rất ngắn. Ngoài ra, trẻ nhỏ không có được miễn dịch của người mẹ đối với 1 số bệnh có vacxin phòng, như bệnh ho gà. Mình biết vacxin được sử dụng rộng rãi trên thế giới vì đây là một biện pháp hiệu quả và rẻ tiền để nâng cao sức khoẻ.

Minh Hà cho rằng vẫn nên cho con tiêm vacxin Quinvaxem.

Dù thời gian qua có vài trường hợp đặc biệt và đáng tiếc nhưng mình không phủ nhận lợi ích mà tiêm chủng đem lại. Nhưng trước khi tiêm mình sẽ cân nhắc chọn địa chỉ an toàn tin cậy để cho con tiêm. Thêm vào đó, khi đưa con đi tiêm, mình sẽ thông báo cho bác sĩ biết các tiền sử sức khỏe của con. Cẩn thận đối chiếu từng điểm trong qui định với việc thực hành tiêm chủng của cán bộ y tế. Chỉ cho con được tiêm khi thấy cán bộ y tế thực hiện đúng qui định tiêm chủng”.

Nghe các mẹ chia sẻ về quyết định tiêm cho con mũi 5 trong 1

“Sẽ cho con tiêm khi các cán bộ y tế thực hiện các bước tiêm chuẩn”

Huệ Lê (25 tuổi, nhân viên hành chính) tâm sự: “Dù lo lắng vô cùng nhưng mình cho rằng tiêm vẫn phải tiêm. Ngoài việc nuôi dưỡng trẻ, các bậc cha mẹ còn có một vấn đề thiết yếu cần phải  quan tâm là phải tiêm phòng cho con đầy đủ nhằm bảo vệ cho trẻ được phát triển toàn diện trong những năm đầu đời. Bởi một khi bị bệnh, chi phí để điều trị các bệnh truyền nhiễm thường tốn kém, chưa kể tới việc phải nghỉ học, nghỉ làm và thêm nhiều người chăm sóc. Mình được biết, thực chất các vacxin rất an toàn.

Theo mình biết, hầu như các phản ứng phụ của vacxin đều nhẹ, xảy ra tạm thời, như sưng chỗ tiêm hoặc sốt nhẹ hâm hấp. Những phản ứng này có thể được điều chỉnh bằng cách cho uống thuốc sau khi tiêm chủng. Các phản ứng nặng hơn thường rất hiếm xảy ra. Nếu chỉ nhìn vào nguy cơ thì không đủ – mọi người cần phải đánh giá cả nguy cơ và lợi ích. Thậm chí ngay cả khi xảy ra 1 phản ứng nặng trong số 1 triệu liều vacxin được sử dụng thì cũng không thể vì vậy mà phủ nhận lợi ích của tiêm chủng.

Tóm lại, mình cho rằng đưa con tiêm ngừa là một việc làm hết sức cần thiết của người lớn. Điều này giúp  bảo vệ sức khoẻ cho trẻ nhằm để tránh những hậu quả đáng tiếc về sau cho con em mình, tiêm ngừa giúp ngăn chặn được nhiều đại dịch bệnh nguy hiểm.

Nghe các mẹ chia sẻ về quyết định tiêm cho con mũi 5 trong 1

Trước khi cho trẻ tiêm ngừa, mình sẽ để ý và thông báo cho nhân viên tiêm phòng biết về tình trạng sức khoẻ trước đây và hiện nay của trẻ, để nhân viên y tế cân nhắc trước khi tiêm ngừa và có thể hoãn lại ngày tiêm nếu cần thiết. Và hơn hết, mình chỉ cho con tiêm khi thấy cán bộ y tế thực hiện đúng các ‘Quy định về tiêm chủng’.

Vấn đề quan trọng sau khi tiêm vacxin là mình sẽ theo dõi con ít nhất 45 phút ngay tại cơ sở tiêm ngừa, nếu thắc mắc gì thì hỏi ngay cán bộ y tế để được hướng dẫn cụ thể và sau đó theo dõi trẻ sát sao tại nhà ít nhất 1 ngày sau tiêm chủng”.

 

theo: mecon

Leave a Reply

Or