Nên tập cho bé ăn dặm như thế nào?

 

Mặc dù đã hai lần trải qua thời kỳ cho con ăn dặm, nhưng tôi vẫn hết sức lo lắng khi được các bà mẹ khác nhờ tư vấn về các bữa ăn dặm. Mỗi mẹ mỗi kiểu, mỗi đứa trẻ có một cách tiếp nhận khác nhau khi ở giai đoạn ăn dặm. Hai cậu con trai của tôi cũng vậy, mỗi bé trải qua thời kỳ ăn dặm khác hẳn nhau.

Cả hai đứa trẻ của tôi đều rất nhiệt tình trong vấn đề ăn uống, chính vì vậy tôi cũng không quá vất vả trong thời kỳ cho con ăn dặm. Nhưng quả thật, cứ mỗi lần nghĩ đến thời kỳ con tập ăn, mẹ phải nghĩ nhiều món đổi mới cho con đỡ ngán là tôi lại cảm thấy sợ hãi. Có lẽ, đó là tâm trạng chung của những bà mẹ… vụng về như tôi.

Cậu con trai đầu của tôi tập ăn dặm từ rất sớm, lúc bé bắt đầu bước sang 4 tháng. Sở dĩ tôi phải cho con ăn dặm sớm vì bé nhà tôi không chịu bú bình. Sau 4 tháng thai sản, tôi phải trở lại với công việc và tôi tực sự lo lắng không biết con sẽ sống thế nào nêu không được ti mẹ thường xuyên, vì thế tôi cho con ăn dặm từ sớm và dĩ nhiên bé không hợp tác. Ban đầu tôi chỉ cho bé ăn 1-2 muỗng bột nhỏ, nhưng bé liên tục dùng lưỡi đầy bột ra và từ chối một cách cương quyết. Phải 2 tuần kiên trì như thế bé mới quen, và đến 5 tháng tuổi, cậu bé đã có thể ăn 2 chén bột mỗi ngày. Sau 9 tháng tôi mới cho con ăn bột mặn, rồi chuyển sang ăn cháo.

Cậu út thì ăn uống dễ hơn, nhưng đến tháng thứ 6 bé mới phải ăn dặm, do tôi được nghỉ thai sản lâu hơn, và có bà ngoại phụ tôi chăm con. Trộm vía, cậu út ăn tốt hơn hẳn, rất chịu khó ăn và ăn được đồ ăn phong phú hơn. Lên 1 tuổi, bé đã có thể ăn cơm. Bé ăn thô rất tốt, ít nôn ói.

Sau 2 lần “đào tạo” con ăn dặm, tôi nghĩ các mẹ nên để ý đến những vấn đề sau khi cho con ăn dặm:

O

Tại sao phải cho trẻ ăn dặm?
Tôi nghĩ, các mẹ phải đi làm chắc chắn sẽ có câu trả lời chính xác nhất. Trẻ càng lớn càng cần nhiều năng lượng để hoạt động. Sữa mẹ dễ tiêu, nên mỗi cữ bú chỉ dủ cho bé hoạt động trong vòng 1-2 giờ. Chính vì vậy, mẹ nên thay thế dần bằng chế độ ăn đặc chứa nhiều tinh bột, chất béo và đạm để bảo đảm cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất cho cơ thể. Hơn nữa, mẹ đi làm không thể cho con bú thường xuyên thì lại cần tập cho con ăn dặm.

Thời điểm nào tốt nhất để cho trẻ ăn dặm?
Trước 6 tháng, cơ thể bé còn non yếu, chưa có khả năng tiêu hóa và hấp thu tốt các chất dinh dưỡng nên nếu ăn dặm sớm dễ gây ra suy dinh dưỡng. Nếu ăn dặm quá trễ (sau 6 tháng), bé sẽ thiếu hụt lượng dinh dưỡng cần thiết để cung cấp cho cơ thể trong quá trình phát triển mạnh mẽ ở giai đoạn đầu đời. Hơn nữa, cho ăn dặm trễ sẽ gặp khó khăn khi tập cho trẻ tiếp nhận với các loại thức ăn. Chính vì vậy, thời điểm ăn dặm tốt nhất là khi bé 6 tháng tuổi.

Làm sao tập cho bé quen với thức ăn mới?
Mẹ nên tập cho con quen dần với các loại đồ ăn. Ban đầu, mẹ chỉ nên cho bé ăn ngọt để hệ tiêu hóa làm quen dần với thực phẩm khác sữa. Sau đó mới chuyển sang ăn mặn, mẹ không nên nêm quá mặn không tốt cho thận của trẻ. Các loại thức ăn mặn như tôm, thịt, cá… mẹ cho con tập dần từ lượng nhỏ đến vừa. Nếu lần đầu bé chưa quen, thì sau 3-4 lần bé sẽ quen. Khi cho trẻ ăn, mẹ nên dùng muỗng nhỏ và đừng đút một muỗng đầy hay đút sâu vào miệng trẻ: trẻ sẽ bị nghẹn và phun ngược thức ăn ra ngoài.

Trẻ ăn dặm cữ ăn nào là dễ nhất?
Tốt nhất mẹ nên cho trẻ tập ăn dặm vào giấc trưa. Lúc này bé không quá đói để nhặng xị đòi ăn. Sau cữ trưa, bé no bụng sẽ ngủ ngoan hơn.

Thực phẩm nào phù hợp cho bé bắt đầu ăn dặm?
Các mẹ nên bắt đầu cho trẻ ăn bằng các món rau củ, hoặc cháo sữa ngũ cốc, hoặc cũng có thể dùng phô mai làm từ sữa không béo. Các mẹ không nên cho bé bắt đầu ăn dặm bằng thịt/ bột mặn/cháo thịt xay.

Có nên nêm nếm vào đồ ăn dặm cho bé?
Không cần cho thêm đường vào đồ ăn dặm cho bé. Mẹ chỉ cần nêm một chút mắm hay muối nhưng mà khi nếm phải thấy nhạt.

 Theo webtretho

Leave a Reply

Or