Nên dạy con làm việc nhà từ mấy tuổi?

Theo các chuyên gia của chúng tôi, phụ huynh nên dạy con làm việc nhà từ khi con học mẫu giáo.
Đừng khiến bé mếu máo hay lê đôi chân nặng nhọc khi trẻ bị bắt làm việc nhà. Thay vào đó, cha mẹ nên dạy con để làm sao bé luôn vui vẻ khi lao động.
1. Tìm niềm vui trong công việc

Cho bé đóng vai robot hoặc siêu nhân khi dọn đồ chơi. Cha mẹ có thể tìm những bài hát vui nhộn khi bé làm việc.

Nên dạy con làm việc nhà từ mấy tuổi?

Đừng khiến bé mếu máo hay lê đôi chân nặng nhọc khi trẻ bị bắt làm việc nhà

2. Tìm các thách thức khó hơn

Về lâu dài, một cách khen thưởng khen thưởng sẽ giảm dần tác dụng khi dạy con làm việc nhà. Thay vào đó, cung cấp cho bé một công việc thách thức, thậm chí khó khăn hơn; sau đó, tặng bé những phần thưởng mới, xứng đáng. Chẳng hạn, nếu bé muốn cọ cốc nhựa, nên thách thức để bé cọ làm sao cho nhanh và sạch hơn. Hoặc thay vì để bé nhổ cỏ dại trong vườn, có thể cho bé một cái cào (hay xẻng) nhỏ để bé làm việc khó khăn hơn như xới đất hay trồng hoa.

Nên dạy con làm việc nhà từ mấy tuổi?1

Một cách khen thưởng sẽ giảm dần tác dụng khi dạy con làm việc nhà

3. Linh hoạt các thói quen

Để bé được tự lên kế hoạch mua thực phẩm và giúp mẹ chuẩn bị nấu nướng một lẫn mỗi tuần, có thể là dịp cuối tuần. Điều này không chỉ khiến bé thoải mái mà còn kích thích bé tư duy, biến việc nấu ăn giúp mẹ trở nên vui vẻ, thay vì buồn tẻ.

Ngoài ra, có thể để bé dọn phòng của anh (chị em) bé thay vì luôn phải tự dọn phòng mình như một sự thay đổi.

4. Khuyến khích và ngợi khen

Mặc dù bé có thể từ chối hoặc thỉnh thoảng bê trễ việc nhà nhưng bé vẫn khao khát cảm giác được cha mẹ coi trọng. Vì thế, nên khích lệ và khen bé thường xuyên; chẳng hạn: “Cảm ơn con đã giúp mẹ hút bụi”. Khen ngợi khi bé giúp mẹ chăm sóc mèo con trong nhà hay gấp giúp mẹ một “núi quần áo”.

Nên dạy con làm việc nhà từ mấy tuổi?2

Để bé được tự lên kế hoạch mua thực phẩm và giúp mẹ chuẩn bị nấu nướng

5. Nhẹ nhàng mà tâm lý

Áp đặt không phải cách dạy con hiệu quả để bé chịu làm việc nhà. Thay vì đưa mệnh lệnh bắt bé làm thì cha mẹ nên nhẹ nhàng, ví dụ: “Mẹ rất vui nếu con giúp mẹ…”. Đồng thời, khiến bé tự tin với những thành quả của bé, chẳng hạn: “Con tự gấp chăn à, trông đẹp quá”. Một khi có cảm giác được độc lập thì bé sẽ có động lực để giúp mẹ nhiều hơn nữa.

 

 

theo: kienthucgiadinh

Leave a Reply

Or