Mút tay có gì là xấu?

Hầu như trẻ sơ sinh đều có thói quen mút tay. Thường bạn sẽ nhận ra thói quen này khi con được 2-3 tháng tuổi. Tuy nhiên, một “bí mật” thú vị là qua những hình ảnh siêu âm, các bác sĩ nhận ra bé đã mút tay rất điêu luyện từ tuần thứ 28-29 trong bụng mẹ. Hẳn bạn từng tìm hiểu về tật mút tay của con và không khỏi băn khoăn: Có nên để con mút tay không? Làm thế nào để cai thói quen mút tay cho con?
 
tay-41706
1.     Vì sao bé mút tay
Theo chuyên gia Freudian, mút tay là một phản xạ tự nhiên của bé, là dấu hiệu về sự phát triển trí lực của bé. Mút tay là một cách bé học tập và chơi, lúc đầu bé sẽ đưa cả bàn tay vào miệng rồi dần dần đưa 3 ngón tay, 2 ngón tay và cuối cùng khi não bộ phát triển đến mức độ cao hơn thì bé sẽ chỉ đưa 1 ngón tay vào miệng mà thôi.
Khi bé có thể đưa ngón tay cái vào miệng, chứng tỏ cơ quan điều khiển sự vận động và các cơ bắp của bé có thể phối hợp theo ý muốn. Hành động mút tay ở bé dưới 2 tuổi là dấu hiệu cho biết não bộ của bé đang phát triển và bắt đầu tìm tòi thế giới xung quanh. Hơn 80% trẻ sơ sinh có khả năng mút tay một cách ngon lành.
Ngón tay “khoái khẩu” của các bé là ngón tay cái. Ngón tay cái thường mềm, gần giống với núm vú cao su hay núm vú silicon.
bé mút tay
Bé nghiện ti mẹ nhưng không phải lúc nào cũng được bú tí. Mút tay giúp bé thỏa mãn cơn ghiền của mình. Khi mút tay, bé sẽ có cảm giác rất bình yên và thoải mái, không cáu kỉnh, gào khóc, sợ sệt… Mút tay có tác dụng kích thích các cơ quan xúc giác, khứu giác và vị giác, giúp thúc đẩy sự phát triển các công năng thần kinh, đồng thời, giúp bé bú sữa mẹ tốt hơn, miệng ngậm chặt vào đầu ty của mẹ hơn…. Mút tay cũng là cách giúp bé rèn luyện trí thông minh.
Trẻ 3 – 6 tháng tuổi trở lên, sau khi được ăn bổ sung nhiều loại thực phẩm, đặc biệt là trong thời kỳ mọc răng sữa sẽ càng có biểu hiện thèm mút tay. Do vậy, thói quen này sẽ giúp bé giảm cảm giác khó chịu, bức bối khi những chiếc răng dần nhú lên khỏi lợi.
mút tay
 
2.     Bé mút tay – mẹ nên làm gì?
Theo Rosemarie Van Norman (chuyên gia sức khỏe trẻ em Hoa Kỳ) nhận định: “Mút ngón tay khiến não sản xuất endophin, giúp cơ thể thư giãn và khiến bé có cảm giác thích thú (tương tự khi chúng ta được ăn no)”.
Tuy nhiên, thói quen mút tay cũng gây ra nhiều tác hại cho trẻ. Mút tay là cơ hội để vi trùng, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể bé; gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, dẫn đến một số tổn thương ở da ngón tay, răng và hàm.
Nếu muốn giảm số lần mút tay trong một ngày của bé, mẹ cần kiên nhẫn và có nhiều biện pháp tâm lý mềm dẻo như đánh lạt hướng, nhắc nhở bé hay tăng cường các hoạt động cho đôi tay trẻ. Khi thấy trẻ mút tay thì mẹ có thể ôm trẻ vào lòng, nói nựng nịu và dùng tay mình cầm lấy tay trẻ để trẻ không mút được nữa.
Một món khoái khẩu có khả năng thay thế và cải thiện thói quen mút tay của bé là các loại ty ngậm và đồ chơi ngậm nướu. Dù sao, “cai” ti ngậm cho bé dễ hơn so với việc yêu cầu bé không mút tay nữa, chỉ cần bỏ ti ngậm đi là xong. Mẹ chỉ cần chú ý chọn cho bé những sản phẩm ti ngậm của thương hiệu uy tín, an toàn cho sức khỏe cũng như sự phát triển của hàm sau này là được, thị trường hiện đã có loại ty ngậm chống hô (ty ngậm chỉnh nha). Ngoài ra mẹ cũng cần nhớ là phải giữ vệ sinh cho chiếc ti ngậm luôn sạch sẽ.
Theo Belliblossom

Leave a Reply

Or