Mùa hè, từ 10h trưa đến 3h chiều không nên cho trẻ ra nắng

Mùa hè rất nhiều bà mẹ thích đưa trẻ đi bơi, đi du lịch, dã ngoại để trẻ tiếp xúc với đại tự nhiên, tăng lượng vận động cơ thể. Tuy nhiên những hoạt động đó rất dễ làm cho trẻ bị tổn thương do ánh nắng mặt trời. Trẻ nên chống nắng như thế nào?

Tránh đến nhưng nơi có ánh nắng mặt trời chói lọi

Những nơi dễ làm trẻ chịu tổn thương của nắng nhất chính là bãi biển, hồ bơi hoặc ở những nơi có mặt nước… Điều này là do cơ thể nhận tia từ ngoại gấp đôi, tức là không chỉ có tia tử ngoại trực tiếp mà còn có tia tử ngoại phản xạ trên mặt nước. Ngược lại vận động ở những nơi có bóng râm nguy cơ ít hơn vì tia tử ngoại đã bị bề mặt vật thể màu tối hấp thụ vào. Khi ở ngoài nắng, nên bôi kem chống nắng cho trẻ.

be-choi-dua

Trời không nắng cũng cần chú ý chống nắng

Không nên cho rằng khi ở trong xe ô tô hoặc ngày không có ánh nắng mặt trời sẽ không có khả năng bị cháy nắng. Điều đáng phải chú ý là tia tử ngoại mặc dù đã được che chắn qua cửa sổ xe ô tô hoặc tầng mây nhưng cẫn có nguy hiểm nhất định. Cho dù chúng ta nhìn không thấy nhưng vẫn cảm nhận được tia tử ngoại đang tồn tại. Vì vậy phụ huynh cần nhắc nhở trẻ chống nắng thường xuyên.

Tránh để trẻ chơi đùa dưới ánh nắng mạnh

Trẻ chơi đùa trong thời gian dài dưới nắng nóng, ánh mặt trời chiếu trực tiếp lên da dễ làm cho da trẻ bị viêm. Khi trẻ mới học đi rất thích mọi vật ngoài thiên nhiên, mỗi ngày đếu muốn hoặc đòi đi ra ngoài chơi. Đặc biệt là trẻ trên 2 tuổi, hoạt động bên ngoài của trẻ khá nhiều, nguy cơ bị cháy nắng cũng tăng lên, nếu bố mẹ lơ là không phòng chống nắng cho trẻ sẽ làm cho trẻ bị viêm da do nắng, dẫn đến một số bệnh ngoài da khác.

10 giờ trưa đến 3 giờ chiều không nên cho trẻ ra khỏi nhà

Thời gian đó là lúc mặt trời chiếu rọi nóng nhất, tia tử ngoại rất mạnh, da trẻ mềm rất dễ bị tổn thương, cháy nắng. Thời gian tốt nhất để phụ huynh cho trẻ ra ngoài là sau 4 giờ chiều.

Khuyến cáo: Nếu trẻ hoạt động ở bên ngoài về mặt đỏ lựng thì có thể trẻ đã bị cháy nắng nhẹ, thương tổn đã bắt đầu xâm nhập cơ thể trẻ rồi. Triệu chứng bị cháy nắng thông thường xuất hiện vào tối ngày vận động hoặc sang ngày thứ 2 sau đó.

Nếu trẻ bị cháy nắng nhẹ có thể cho nghỉ ngơi vừa đủ rồi đưa trẻ đi tắm, nhớ dùng sữa dưỡng ẩm cho trẻ. Tắm làm cho da mát mẻ và làm cho tâm trạng của trẻ bình tĩnh lại, kem dưỡng ẩm có thể bổ sung lượng nước cho da. Ra ngoài hoạt động tránh không cho trẻ lộ cơ thể ra dưới ánh nắng mặt trời, cho tới lúc vết thương khỏi hẳn.

Nếu hai cách trên không khỏi, cần kịp thời đưa trẻ đến bác sỹ, sử dụng thuốc dị ứng bôi ngoài da.

Tuy nhiên nếu phụ huynh sợ trẻ cháy nắng mà không đưa trẻ ra ngoài hoạt động là một điều sai lầm. Bệnh còi xương là một bệnh thiếu dinh dưỡng mãn tính thường gặp, bệnh này nguy hiểm đến tính mạng ít nhưng nó phát triển chậm, không dễ phát hiện. Một khi triệu chứng bệnh đã rõ rệt thường kèm theo sức đề kháng thấp và dễ gây viêm nhiễm đường hô hấp và tiêu hóa, từ đó nguy hại đến tính mạng.

Bệnh còi xương có thể được ngăn chặn bằng cách mỗi ngày chọn thời gian nhất định cho trẻ ra ngoài hấp thu đủ vitamin D dưới ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, bố mẹ nên bổ sung nguồn dinh dưỡng phong phú, hợp lý cho trẻ như lòng đỏ trứng, gan lợn, các sản phẩm từ đậu và rau xanh để tăng lượng dung nạp vitamin D cho trẻ. Bố mẹ cũng nên biết, để trẻ ra ngoài nhiều có thể thúc đẩy “đồng hồ sinh học” của trẻ, giúp cơ thể trẻ phát triển mạnh khỏe, ban đêm ngủ ngon, sâu giấc hơn.

Jenny (Tổng hợp)

Theo Mecon

Leave a Reply

Or