Một vài kinh nghiệm lựa chọn thực phẩm ngon, rẻ

Để chọn được thực phẩm ngon và rẻ, cần phải sử  dụng tới nhiều kinh nghiệm mua bán. Không phải cứ vào siêu thị là bạn đã chọn được thực phẩm tốt. Hãy cùng nghe chia sẻ của những bà nội trợ để bết thêm nhiều kinh nghiệm mua thực phẩm cho gia đình.

tiet kiem chi phi khi di sieu thi

Không phải thức ăn nào ở chợ cũng rẻ hơn trong siêu thị; cũng như không hẳn món đồ nào trong siêu thị cũng tươi ngon và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hơn chợ cóc. Đó là nhận xét chung của nhiều bà nội trợ khi chia sẻ.

Một vài kinh nghiệm lựa chọn thực phẩm ngon, rẻ - Mua Sắm - Cẩm nang gia đình - Thông tin thị trường

Theo chị Kim Chi, kế toán của một công ty xuất nhập khẩu tại TP HCM, để mua sắm tiết kiệm, thứ nhất bạn nên một lần đi chợ, mua thức ăn cho nhiều ngày sẽ giúp giảm đáng kể được thời gian và chi phí xăng xe đi lại. Thứ hai, lập danh sách các món đồ cần mua để tránh sắm thừa những thứ không dùng đến. Chị em thường hay sa đà vào những sản phẩm bắt mắt, kèm khuyến mại mà nhiều khi không nghĩ đến việc sau này mình có dùng đến hay không. Với những hàng cả tháng mới dùng đến, bạn đừng mua nhiều, hãy chọn số lượng ít nhất có thể. “Tôi từng ham đồ khuyến mãi, lọ nhỏ cõng lọ to, mua cả mấy thùng mì ăn liền, cuối cùng người chưa kịp ăn đến thì đã bị chuột và gián ăn trước”.

“Tôi thường đi chợ cho hai, ba ngày. Nếu mua thực phẩm cho cả một tuần, đến những ngày thứ 4, 5 vẫn phải ăn những thịt, cá cũ đông lạnh trong ngăn đá quả là ngán ngẩm. Hơn nữa rau củ để lâu sẽ bị héo, ăn không ngon và đã mất đi đáng kể chất dinh dưỡng”. Chị Chi kể, cô em dâu vào Tết Nguyên đán vừa rồi mua nhiều thực phẩm, đến tận 20 tháng Giêng vẫn còn một con cá lóc gần 1 kg, chiên lên không ai gắp đến miếng thứ hai vì để lâu, thịt cá đã bị bở hết.

Chị Thảo Phương (kế toán một ngân hàng tại quận 1, TP HCM) có thói quen khảo giá trước khi quyết định mua sắm. Cách này giúp chị tiết kiệm được nhiều tiền bạc. “Không nhất thiết trước khi mua món gì đều phải nhấc điện thoại hỏi giá. Sau vài lần mua sắm ở một chợ hay một siêu thị nào đó, tôi có thể rút ra kết luận nơi này bán cái gì rẻ và ngon để mua, nơi kia bán cái gì đắt và chất lượng kém để tránh”, chị nói.

Chị Phương cho biết, không phải thực phẩm nào bán ở chợ cóc, bán rong, thậm chí bán ở chợ đầu mối vốn tốn ít chi phí cho mặt bằng, cũng rẻ hơn hàng bán trong siêu thị. Ở những đại siêu thị như Big C, Metro, Coop-mart, Maximark, Citimart… hàng hóa lưu thông nhiều, nhà phân phối được chiết khấu cao nên giá cả khá mềm. Chị thường mua những đồ khô như dầu ăn, đường, sữa, mì… tại siêu thị. Nếu sản phẩm có chương trình khuyến mãi hàng kèm quà thì chỉ vào siêu thị, người tiêu dùng mới được hưởng. Ra các cửa hàng tạp hóa, những món quà khuyến mãi này thường xuyên bị người bán hàng lấy mất, bán riêng. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ở những cửa hàng đại lý lớn, giá cả nhiều khi chỉ bằng với giá khuyến mãi trong siêu thị do người bán hàng tốn ít chi phí mặt bằng.

Riêng các loại thịt heo và bò, chị Phương chỉ thích mua tại các siêu thị để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, dù giá cả thế nào. Chị kể: “Sài Gòn nắng nóng, 9-10h sáng đi chợ gần nhà sờ vào thịt đã thấy khô rang hoặc ướt nhèm chảy nước. Nếu hôm nào dậy sớm, tôi mới dám mua thịt ở chợ”.

Không những thế, giá thịt ngoài chợ cũng không rẻ hơn trong siêu thị là bao nhiêu. Đặc biệt hiện nay với chương trình hàng bình ổn giá (kéo dài đến ngày 31/3/2013 tại hầu hết các siêu thị trong TP HCM), giá các loại thịt heo (trừ sườn non) không đến 90.000 đồng một kg. Còn tôm cá, các loại thủy sản mua ở chợ lại tươi ngon hơn trong siêu thị nếu bạn chọn mua những con còn bơi lội trong nước. Giá thủy sản ở chợ cũng thường rẻ hơn trong siêu thị khá nhiều.

Chị Phương cũng chia sẻ khi muốn ăn gà công nghiệp, chị vào siêu thị mua để đảm bảo hàng rõ nguồn gốc. Nhưng với gà thả vườn, chị thường mua ở các lồng gà trong chợ hay những cửa hàng chuyên kinh doanh gà có uy tín trong thành phố.

Còn theo kinh nghiệm của chị Loan (quận 12, TP HCM), rau thơm, dưa leo, khổ qua, cà chua, các loại củ trong siêu thị thường rẻ hơn mua ngoài. Tuy nhiên, các loại rau ăn lá như rau muống, dền, cải… giá lại cao hơn nhiều so với ngoài chợ và đôi khi cũng có lẫn các loại rau già. Hơn nữa, không phải siêu thị nào cũng ghi rõ nguồn gốc của các loại rau trên kệ hàng. Ngoài ra, chị thích mua trứng trong siêu thị vì giá không cao hơn bên ngoài mà sản phẩm lại được bảo quả tốt hơn.

Chị Hiếu (Phú Mỹ Hưng, quận 7, TPHCM) không tự đi chợ mà thường giao cho người giúp việc. Nhà chị thuê một nữ sinh viên giúp việc nhà từ 6 đến 9h tối. Cô gái trẻ có nhiệm vụ đi chợ, nấu bữa tối, rửa bát đĩa và lau nhà. Mua sắm trong siêu thị có hóa đơn thanh toán rõ ràng là ưu điểm đầu tiên để chị yêu cầu người giúp việc mua sắm tại đây.

Theo Hanhphucgiadinh

Leave a Reply

Or