Một số bệnh thường gặp ở trẻ em và cách điều trị

Bệnh thường gặp ở trẻ em là những bệnh phổ biến mà đa phần trẻ nhỏ đều sẽ bị qua ít nhất 1 lần trong đời. Có làm cha mẹ mới thấu hiểu được tình thương dành cho con, nhất là những khi con ốm, cảm giác lo lắng, xót xa… là tâm trạng chung của các bậc cha mẹ. Vì vậy, hôm nay Mẹo nuôi con xin điểm danh một số bệnh thường gặp ở trẻ em để bạn có thêm hành trang và kiến thức trong quá trình chăm sóc con cái.

1. Bệnh còi xương:  

Nguyên do: Do trẻ bị thiếu hụt can xi, không cung cấp đủ lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể. Nhiều bậc cha mẹ cẩn thận quá nên kiêng kem rất kỹ, không dám cho trẻ ra ngoài tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc quá trình dinh dưỡng không hợp lý làm mất đi lượng can xi cần thiết. Ngoài ra các bé không được bú sữa mẹ, sinh non, sinh đôi hoặc các bé sinh vào mùa đông cũng dễ mắc bệnh còi xương.

Biểu hiện: trẻ mắc bệnh còi xương thường có 1 trong các triệu chứng như: ngủ không ngon giấc, hay giật mình, rụng tóc thành hình nón, hình vành khăn,  trẻ chậm mọc răng, chậm lẫy, chậm biết bò, biết đi… Ngoài ra các biểu hiện về xương như thóp mềm, rộng, thóp lâu đóng, chân cong…

image02
Thiếu vitamin D khiến bé bị còi xương

Khắc phục bệnh còi xương – một trong những bệnh rất thường gặp ở trẻ em, hãy đưa trẻ đến các sơ sở y tế để được bác sĩ hướng bổ sung vitamin D, canxi. Bên cạnh đó hàng ngày nên phơi nắng cho trẻ vào lúc sáng sớm, ăn các thức ăn có chưa nhiều phốt pho, canxi. Một số thực phẩm chứa nhiều canxi như: tôm tép, rau muống, hải sản, lòng đỏ trứng gà, sữa bò, sữa chua… là nguồn cung cấp canxi tự nhiên rất tốt cho cơ thể bé.

 2. Bệnh tiêu chảy:

Nguyên nhân: tiêu chảy cũng là một trong những bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ em . Tiêu chảy thường làm mất nước nên sau tiêu chảy các bé thường bị suy dinh dưỡng.

Giải pháp: khi bé bị tiêu chảy, điều đầu tiên cần nghĩ tới là bổ sung cho bé dung dịch bổ sung nước bằng đường miệng, viết tắt là ORS (OralRehydratation Solution) được bán rất nhiều ngoài hiệu thuốc. Nếu không có sẵn ORS, bạn có thể chắt nước cơm, nước cháo pha với 1 nhúm muốn và cho bé uống cũng rất tốt, vì nước cơm khi vào ruột sẽ chuyển hóa thành glucose và được hấp thu nhanh nên mức độ thẩm thấu của dịch ruột được duy trì ở mức an toàn.

Trong thời gian trẻ bị tiêu chảy, cần đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ, với các trẻ còn bú sữa mẹ thì vẫn cho bú bình thường, các trẻ ở độ tuổi ăn dặm cũng vậy, mẹ nên nấu thức ăn lỏng hơn, ngày chia làm 6 bữa nhỏ, cứ khoảng 3-4h ăn 1 bữa.

image03
Cha mẹ nên đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường sức khỏe ở trẻ em, giúp tránh các bệnh thường gặp

Nếu sau 2 ngày mà trẻ không bớt kèm theo sốt, da khô, khát nước… cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Đề phòng tiêu chảy, cha mẹ cần đảm bảo nguồn nước sạch, rửa tay trước khi ăn và chế biến thức ăn cho trẻ.

3. Bệnh sởi:

Nguyên nhân: Bệnh sởi rất dễ gặp ở mọi lứa tuổi tuy nhiên thường gặp nhất là ở trẻ em trên 1 tuổi, do virut sởi gây ra. Sởi lây lan do dịch tiết mũi họng của người bệnh gây ra đi theo đường không khí khi ho hoặc hắt hơi. Những trẻ dưới 1 tuổi nếu chưa được tiêm phòng cũng rất dễ nhiễm sởi. Người đã bị sởi rồi sẽ có miễn dịch với sởi suốt đời.

Triệu chứng: Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 7-18 ngày, sau đó kèm sốt cao từ 1-7 ngày, người bệnh có các biểu hiện đi kèm như: ho, hắt xì, chảy nước mắt, mắt đỏ và xuất hiện các nốt trắng nhỏ bên trong má. Sau đó là giai đoạn phát ban, ban đầu ban lên ở mặt, sau xuống tay, chân trong khoảng 3 ngày. Bên cạnh đó, người bệnh có thể bị tiêu chảy, chán ăn đi kèm.

image01
Các nốt ban do sởi

Giải pháp: cách tốt nhất để phòng bệnh là tiêm vác xin đầy đủ cho trẻ, trẻ dưới 1 tuổi cần được tiêm 1 mũi sởi. Những trẻ bị sởi cần được bổ sung vitamin A liều cao càng sớm càng tốt và uống liền liều 2 vào ngày hôm sau

4Bệnh thủy đậu:

Nguyên nhân: bệnh nhẹ nhưng lại dễ lây, do 1 loại virut có tên là Varicella zoster gây ra, lây lan qua đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi làm bắn nước dãi, nước mũi, nước bọt vào người xung quanh. Bệnhnày thường găp ở trẻ em từ 2-7 tuổi, người lớn cũng có khả năng mắc nếu lúc nhỏ chưa bị.

image00
Cho trẻ tiêm vác xin đầy đủ là cách phòng bệnh hữu hiệu

Triệu chứng: thời gian ủ bệnh khoảng 14-15 ngày, có khi trẻ vẫn ăn chơi bình thường nên cha mẹ không để ý, đến khi xuất hiện các nốt đậu mọc mới biết. Các nốt mụn xuất phát từ than, lên mặt, da đầu, bên trong có chứa chất lỏng và thường các nốt này sẽ khô sau 48 giờ và đóng vảy. Các nốt mụn sẽ nổi kéo dài từ 2-3 ngày, gây ngứa ngáy, khó chịu, khiến các bé gãi, vì vậy cha mẹ cần chú ý giữ vệ sinh để tránh nhiễm trùng cho trẻ. Sau khoảng 15 ngày, trẻ sẽ khỏi hoàn toàn.

Giải pháp: tiêm phòng vác xin thủy đậu cho trẻ, trong thời gian bệnh, cần giữ vệ sinh như cắt móng chân, tay sạch sẽ, không để bé gãi làm nhiễm trùng nốt mụn và lây lan qua các vùng da khác. Mặc quần áo rộng, thoải mái cho trẻ và có thể bôi thuốc sát trùng lên các nốt đậu hoặc vảy to.

Thùy Trang – Tổng Hợp

Meonuoicon.com

Leave a Reply

Or