Một số bệnh nên điều trị trước khi bầu bí

Để có sức khỏe thai kỳ tốt, các chuyên gia sản thường nhắc nhở chị em cần chuẩn bị sức khỏe trước 3-6 tháng. Trong thời gian này, nên đi khám sức khỏe tổng thể và điều trị tất cả những bệnh bạn có thể đang mắc phải.

1. Bệnh phụ khoa

Nếu chị em đang mắc phải những vấn đề liên quan đến bệnh phụ khoa cần chữa trị ngay vì bệnh phụ khoa là nguyên nhân gây chứng hiếm muộn, vô sinh. Cần chữa trị bệnh phụ khoa trước khi có thai vì trong thai kỳ, việc điều trị bệnh trở lên khó khăn do bà bầu không được sử dụng thuốc bữa bãi.

2. Thiếu máu

Thiếu máu trong thai kỳ khiến người mẹ xanh xao, mệt mỏi, chậm tăng cân, nuôi dưỡng bào thai kém, hay buồn ngủ, không thể tập trung chú ý suy nghĩ, giảm khả năng làm việc và chăm sóc gia đình.

Một số bệnh nên điều trị trước khi mang thai

Thiếu máu khiến bào thai bị suy dinh dưỡng, sinh nhẹ ký, sinh thiếu tháng, dễ tử vong. Em bé sinh ra đời bị thiếu tháng và yếu ớt, dễ bị nhiễm trùng và nguy hiểm hơn là làm cho bộ não phát triển kém, ảnh hưởng đến trí tuệ sau này. Khi cảm thấy các biểu hiện như chóng mặt, đau đầu, khó thở, phụ nữ nên đi kiểm tra. Nếu mắc chứng thiếu máu, nên chữa trị khỏi mới nghĩ tới việc có thai.

Ngay sau sinh, mẹ thường mất nhiều máu nên việc tạo sữa sẽ giảm. Cần ăn uống đầy đủ, đặc biệt ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt như thịt, cá, gan, trứng, các loại đậu đỏ, rau xanh như rau dền, rau muống, rau ngót, rau đay, rau lang.. cùng các loại trái cây nhiều vitamin C như cam, bưởi, quýt, sơri để tăng khả năng hấp thu sắt.

3. Cao huyết áp

Khi mang thai, huyết áp có thay đổi, do lượng máu của mẹ tăng về thể tích (tăng khoảng 50%), máu loãng hơn (do tăng lượng chất lỏng nhiều hơn tăng số lượng các tế bào máu), tim đập nhanh hơn … Nếu không kiểm soát được huyết áp, có thể dẫn đến các tai biến cho mẹ (giống tai biến mạch máu của người bệnh cao huyết áp). Với con, do tình trạng máu nuôi kém, thai có thể nhẹ ký; suy dinh dưỡng, hoặc phải sinh non để giảm bệnh lý cho mẹ.

Các bệnh lý huyết áp thai kỳ, sẽ giảm rõ rệt sau khi thai sinh ra. Tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé, bạn nên đi khám và bắt đầu điều trị cao huyết áp nếu bị trước khi mang bầu. Nếu bị cao huyết áp phải chú ý chế độ ăn uống, thức ngủ, tăng cường rèn luyện thân thể và cố gắng điều chỉnh huyết áp ở mức bình thường trước khi có thai.

4. Viêm thận mạn tính

Bệnh sẽ làm chức năng thận của thai phụ xấu đi, gây ra nhiễm độc thai nghén ngay từ giai đoạn đầu mang thai. Từ đó, không cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển.

Viêm thận mạn tính, sau khi sinh sẽ để lại nhiều di chứng xấu cho thai phụ. Vì thế, bệnh nhân bị viêm thận mạn tính cần tích cực điều trị, mang thai theo chỉ dẫn của bác sĩ và được theo dõi chặt chẽ. Triệu chứng của người bị viêm thận mạn tính: toàn thân mệt mỏi, phù thũng. Người bị bệnh này phải hạn chế sinh đẻ vì sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Một số bệnh nên điều trị trước khi mang thai

5. Lao phổi

Nếu mẹ bị lao phổi, thai nhi sẽ phát triển chậm do cơ thể người mẹ suy kiệt không đủ sức khỏe để nuôi con. Bệnh nặng có thể gây sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Với những phụ nữ từng bị lao phổi khi mang thai bệnh dễ tái phát trở lại, nên trước khi mang thai cần kiểm tra lại ổ bệnh, để quyết định có mang thai hay không.

6. Bệnh tiểu đường

Thai phụ dễ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nếu là người bị cao huyết áp hoặc gia đình có người bị béo phì, tiểu đường. Con của những bà mẹ tiểu đường có nguy cơ rối loạn chuyển hóa đường như mẹ. Người mẹ bị tiểu đường thường khó đẻ do em bé vai to, đầu to, thời gian chuyển dạ kéo dài khiến con có nguy cơ bị suy thai. Nếu mổ lấy thai, người mẹ cũng dễ bị nhiễm trùng, vết mổ lâu lành hơn bình thường.

Nếu tiền sử gia đình có người từng mắc bệnh trước khi mang thai nên đi kiểm tra làm xét nghiệm đường trong nước tiểu vào nhiều thời điểm khác nhau. Nếu đã có thai mà phát hiện bị tiểu đường nên thực hiện chế độ ăn uống nghiêm ngặt theo chỉ dẫn của bác sĩ.

7. Bệnh tim mạch

Hệ tim mạch sẽ thay đổi nhiều khi mang thai, người mẹ có chức năng tim bình thường sẽ thích nghi được nhưng với người bị bệnh tim dù nhẹ hay nặng đều có ảnh hưởng xấu, có thể dẫn tới suy tim toàn bộ và gây tử vong.

Phụ nữ có triệu chứng khó thở, cơ thể mệt mỏi, tim đập nhanh… cần đi kiểm tra tim trước khi mang thai. Mắc bệnh tim độ 3,4 nghiêm cấm mang thai. Mắc bệnh tim độ 1, 2 có thể mang thai nhưng cần theo khám định kỳ bác sĩ chuyên khoa tim mạch hội chẩn phòng tránh giảm suy tim.

Leave a Reply

Or