Một bé thường xuyên ngủ trưa, một bé thì không ngủ trưa bao giờ, nhiều năm sau bà mẹ nhìn kết quả học tập của con mà ngỡ ngàng

Chợp mắt một chút vào buổi trưa sẽ mang tới rất nhiều lợi ích cho sự phát triển về thể chất và trí thông minh của trẻ.

Nhiều người có thói quen ngủ trưa, nhất là đối với những người hay dậy sớm đi làm. Việc chợp mắt một chút sẽ giúp tái tạo năng lượng nhiều hơn cho buổi chiều. Đành rằng người lớn cần ngủ trưa, nhưng đối với trẻ nhỏ, thói quen này ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất như thế nào?

Khi đi học mẫu giáo, trẻ thường được cho ngủ trưa, một số trẻ không có thói quen này nên sẽ tự nằm chơi một mình. Một số phụ huynh thắc mắc rằng, liệu có sự khác biệt nào giữa 2 đứa trẻ thích và không thích ngủ trưa hay không. Trên thực tế, đối với trẻ càng nhỏ tuổi, có một khoảng cách rất lớn đối với thói quen này.

Sự khác biệt giữa 1 đứa trẻ ngủ trưa và không ngủ trưa khi lớn lên  - Ảnh 1.
Một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa rất tốt cho trẻ nhỏ. (Ảnh minh họa)

Tiểu Trình và Tiểu Bảo bằng tuổi nhau, cùng học mẫu giáo và trung học cơ sở. Ban đầu, điểm số của cả 2 đều tương đương nhau, nhưng sau này, mẹ của Tiểu Bảo phát hiện ra bạn bè của con mình ngày càng tiến bộ, trong khi cậu bé lại sa sút.

Mẹ của Tiểu Bảo đem vấn đề này thảo luận với giáo viên và nhận được câu trả lời: “Tiểu Bảo rất thông minh và nghiêm túc trong việc học. Tuy nhiên, vào buổi chiều cậu bé thường buồn ngủ, dẫn đến việc học không hiệu quả. Trước giờ Tiểu Bảo có hay ngủ trưa không?”.

Nghe đến đây, mẹ của Tiểu Bảo mới nhớ ra rằng, vì sợ con ăn ở trường không ngon miệng, không đủ dinh dưỡng nên trưa nào cũng đón cậu bé về nhà ăn cơm. Vì thời gian nghỉ trưa ngắn, cậu bé ăn cơm xong lại tất tả đến trường học vào buổi chiều, không có thời gian nghỉ ngơi. Điều này khiến cho cậu bé liên tục buồn ngủ, học tập không hiệu quả.

Sự khác biệt giữa 2 đứa trẻ ngủ và không ngủ trưa

Thói quen này tuy không quá lớn nhưng nó lại có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của một đứa trẻ.

1. IQ

Trẻ có thói quen ngủ trưa, não sẽ tiết ra chất làm tăng cường trí nhớ, giúp trẻ thông minh hơn. Điều này giúp cho não bộ luôn tràn đầy năng lượng vào buổi chiều, khiến trẻ tập trung vào việc học và suy nghĩ cũng nhanh hơn.

Mặt khác, trẻ không ngủ trưa sẽ rơi vào trạng thái buồn ngủ, não bộ hoạt động chậm, phản ứng kém, chỉ số IQ chênh lệch là điều hiển nhiên.

2. Chiều cao

Trong quá trình ngủ trưa, cơ thể người cũng tiết ra nhiều hormone tăng trưởng. Một giấc ngủ ngắn có thể thúc đẩy rất nhiều cho việc phát triển của trẻ, khiến chúng cao lớn hơn. 

Tuy nhiên, không ngủ trưa có khả năng cản trở quá trình tiết hormone tăng trưởng, khiến trẻ không đủ chiều cao.

Sự khác biệt giữa 1 đứa trẻ ngủ trưa và không ngủ trưa khi lớn lên  - Ảnh 2.

3. Sức khỏe

Những trẻ thường ngủ và không ngủ trưa có một khoảng cách lớn về sức khỏe. Bởi vì trong quá trình ngủ trưa, một số cơ quan sẽ tự phục hồi những tổn thương, thúc đẩy sự hoàn thiện hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể khỏe mạnh hơn.

Khi một người không chợp mắt trong thời gian dài, chức năng sửa chữa của cơ thể sẽ bị suy giảm rất nhiều. Não bộ và cơ thể đã bận rộn học tập và làm việc trong một ngày, nếu không được nghỉ “giải lao” như thế này, về lâu dài sẽ sinh bệnh.

Bí quyết rèn luyện thói quen ngủ trưa cho trẻ

Để con cái phát triển toàn viện về trí não lẫn thể chất, cha mẹ cần sớm rèn luyện cho trẻ thói quen ngủ trưa, đặc biệt cần chú ý một số vấn đề sau:

– Không ngủ ngay sau bữa ăn

Sau khi ăn, dạ dày cần một lượng máu lớn để tiêu hoá thức ăn, lượng oxy lúc này sẽ thiếu. Nếu ngủ vào thời điểm này sẽ làm giảm tốc độ nhu động tiêu hóa, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng, gây tổn thương dạ dày và ruột.

Sự khác biệt giữa 1 đứa trẻ ngủ trưa và không ngủ trưa khi lớn lên  - Ảnh 3.
Không ngủ trưa ngay sau khi ăn xong. (Ảnh minh họa)

Đặc biệt đối với các bé vài tháng tuổi, nếu đi ngủ ngay sau khi ăn rất dễ gây trào ngược dạ dày, khi cha mẹ không phát hiện kịp thời rất dễ khiến bé bị sặc. 

Giờ giấc ngủ trưa, thói quen làm việc, nghỉ ngơi được vun đắp từ nhỏ, nếu muốn con mình có thói quen ngủ trưa sau này, cha mẹ cần nên rèn luyện cho con ngay từ khi còn nhỏ.

– Nắm bắt thời gian nghỉ trưa

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên nắm bắt thời gian cho trẻ ngủ trưa, một khi trẻ ngủ quá lâu sẽ khiến toàn bộ cơ thể mệt mỏi. Không những vậy có thể khiến trẻ bị mất ngủ vào ban đêm, ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của cơ thể và gây ra những tác động xấu nhất định.

Theo afamily

Leave a Reply

Or