Môn học bắt buộc của trẻ em Đan Mạch: Đồng cảm để thành người hạnh phúc

Tại các trường học Đan Mạch, một tuần sẽ có một tiết học về sự đồng cảm dành cho học sinh từ 6 đến 16 tuổi. Đây là một phần cơ bản trong chương trình giảng dạy ở đất nước này.

Trẻ em Đan Mạch được giáo dục về sự đồng cảm từ rất sớm

Theo bác cáo của Liên Hợp Quốc những năm gần đây, Đan Mạch liên tục nằm trong top quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Trên thực tế, giáo dục sự đồng cảm trong trường học là một trong những yếu tố góp phần vào hạnh phúc của đất nước này.

nuoi day con hanh phuc Giadinhvietnam (1)

Đan Mạch là quốc gia có những đứa trẻ hạnh phúc nhất thế giới (Ảnh minh họa)

Ở các trường học Đan Mạch, một tuần sẽ có một tiết học về sự đồng cảm dành cho học sinh từ 6 đến 16 tuổi. Đây là một phần cơ bản trong chương trình giảng dạy của Đan Mạch. Giờ học đồng cảm cũng quan trọng như thời gian dành cho tiếng Anh hoặc Toán học.

Các em học sinh sẽ được thảo luận về các vấn đề của mình, những vướng mắc của bản thân. Cô giáo cùng các bạn khác sẽ cố gắng tìm ra giải pháp dựa trên sự lắng nghe và thấu hiểu. Nếu không có vấn đề gì để thảo luận, tiết học chỉ đơn giản là dành thời gian cùng nhau thư giãn và tận hưởng văn hóa “hygge”.

“Hygge” là định nghĩa về sự tạo ra thân mật, hạnh phúc. Nó còn có ý nghĩa mang lại ánh sáng, sự ấm áp và tình bạn, bầu không khí chia sẻ, thân thiện.

Nhà văn, nhà tâm lý học người Mỹ Jessica Alexander, tác giả của cuốn sách “Cách nuôi dạy con cái của người Đan Mạch” cùng với nhà trị liệu tâm lý người Đan Mạch Iben Sandahl đã tiến hành nghiên cứu thực địa để hiểu cách người Đan Mạch dạy trẻ về sự đồng cảm.

Một trong những cách giáo dục là để trẻ tham gia làm việc nhóm, nhờ đó 60% nhiệm vụ ở trường được thực hiện. Trọng tâm không phải dạy trẻ vượt trội hơn so với người khác, mà là trách nhiệm giúp đỡ nhau, cùng nhau tiến bộ. Vì những lý do này, Đan Mạch được coi là một trong những nơi tốt nhất để làm việc ở châu Âu.

Trẻ Đan Mạch được dạy chỉ nên cạnh tranh với chính mình chứ không ganh đua với người khác. Các trường học Đan Mạch không trao giải thưởng cũng như danh hiệu cho học sinh xuất sắc trong các môn học ở trường hoặc trong thể thao để không tạo ra sự cạnh tranh. Thay vào đó họ thực hành văn hóa động lực để cải thiện.

nuoi day con hanh phuc Giadinhvietnam (2)

Làm việc nhóm để phát triển sự đồng cảm (Ảnh minh họa)

“Người Đan Mạch dành nhiều không gian cho trẻ em chơi tự do, nơi dạy các kỹ năng đồng cảm và đàm phán, sau đó là học tập theo nhóm bao gồm việc tập hợp những đứa trẻ với những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau trong các môn học khác nhau để khiến chúng giúp đỡ nhau trong lớp, cùng làm việc trong các dự án khác nhau. Phương pháp thứ hai dạy cho trẻ em từ khi còn nhỏ rằng một người không thể thành công một mình và nếu biết giúp đỡ người khác sẽ dẫn đến kết quả tốt hơn”, Jessica Alexander cho biết.

Một đứa trẻ có khả năng toán học tự nhiên nhưng không học cách cộng tác với các bạn cùng lứa sẽ không thể tiến xa. Họ sẽ cần giúp đỡ trong các môn học khác. Đó là một bài học tuyệt vời để dạy trẻ em từ khi còn nhỏ, vì không ai có thể trải qua cuộc sống một mình. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng khi bạn giải thích điều gì đó với ai đó – ví dụ như một vấn đề toán học – bạn không chỉ học được môn học tốt hơn nhiều so với việc bạn tự học mà còn xây dựng các kỹ năng đồng cảm.

Dạy trẻ bài học về sự đồng cảm từ khi còn nhỏ là sự chuẩn bị cho trẻ trở thành những người lớn hạnh phúc.

Theo Giadinhvietnam

Leave a Reply

Or