Mốc phát triển trẻ 5 tuổi cần đạt

Trẻ 5 tuổi đã có thể nói họ tên và địa chỉ, đứng trên một bàn chân tối thiểu 10 giây, có thể tự đi vệ sinh…

Cách trẻ chơi, học, nói, và hành động là những đầu mối quan trọng về sự phát triển của trẻ. Các cột mốc phát triển là những điều đa số trẻ có thể làm ở một lứa tuổi nào đó.

Bác sĩ Phạm Ngọc Thanh, nguyên trưởng Khoa Tâm lý, cố vấn tâm lý Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM đưa ra một số gợi ý về những điều đa số trẻ làm được khi trẻ 5 tuổi:

Ảnh: sheknows

Trẻ 5 tuổi đã có thể nói họ tên và địa chỉ, đứng trên một bàn chân tối thiểu 10 giây, có thể tự đi vệ sinh… Ảnh: sheknows

Về mặt xã hội, cảm xúc:

– Trẻ muốn làm vui lòng bạn.

– Muốn giống bạn.

– Đồng ý với nội quy.

– Thích hát, múa và hành động.

– Nhận thức về giới tính.

– Có thể nói điều gì thật và điều gì giả vờ.

– Tỏ vẻ tự lập hơn (ví dụ, có thể tự đến thăm người hàng xóm nhưng vẫn cần người lớn giám sát).

– Đôi khi đòi hỏi và đôi khi rất hợp tác.

Về mặt ngôn ngữ, giao tiếp:

– Nói rất rõ.

– Kể một câu truyện đơn giản với những câu đầy đủ.

– Dùng thì tương lai, ví dụ “bà ngoại sẽ đến đây”.

– Nói họ tên và địa chỉ.

Về nhận thức (học, nghĩ, giải quyết vấn đề):

– Đếm tối thiểu 10 đồ vật.

– Có thể vẽ một người với tối thiểu 6 bộ phận.

– Có thể viết vài chữ cái hoặc số.

– Sao chép hình tam giác và các dạng hình học khác.

– Biết về những đồ vật được dùng hàng ngày, như tiền và thức ăn.

Về cử động, phát triển thể chất:

– Đứng trên một bàn chân tối thiểu 10 giây.

– Nhảy lò cò, có thể nhảy cách quãng.

– Có thể nhào lộn.

– Dùng muỗng và đôi khi dùng dao.

– Có thể tự đi vệ sinh.

– Đu đưa và leo trèo.

Phụ huynh cần lưu ý kiểm tra các mốc mà trẻ đạt được ở sinh nhật thứ 5 Nói với bác sĩ về các mốc mà trẻ đã đạt được và những điều kỳ vọng cho giai đoạn kế tiếp.

Cần nói với bác sĩ khi trẻ có các biểu hiện:

– Không bày tỏ nhiều cảm xúc.

– Có hành vi thái quá (quá sợ hãi, hung hăng, nhút nhát hoặc buồn bã).

– Rút lui và không hoạt động cách bất thường.

– Dễ xao lãng, khó tập trung vào một sinh hoạt hơn 5 phút.

– Không đáp ứng với người khác, hoặc đáp ứng cách hời hợt.

– Không thể nói điều gì thật và giả vờ.

– Không chơi những trò chơi và sinh hoạt đa dạng.

– Không nói được họ tên.

– Không dùng số nhiều hoặc thì quá khứ cách phù hợp.

– Không nói về những sinh hoạt hoặc kinh nghiệm hàng ngày.

– Không vẽ hình.

– Không thể đánh răng, rửa và lau khô bàn tay, hoặc cởi quần áo không cần trợ giúp.

– Mất các kỹ năng đã đạt được.

Lê Phương

Theo Vnexpress

Leave a Reply

Or