Mẹo kích thích ăn cho trẻ

Ăn ngoan đi rồi mẹ cho đi sở thú xem con hươu cao cổ nhé! Há miệng ra, nuốt ngay, ngậm hoài!…Đủ các chiêu thức cương, nhu nhưng bé vẫn ngoảnh mặt, không chịu nhai hoặc khóc ngặt vì bị ép ăn. Nhiều bậc cha mẹ đã rất khổ sở với mỗi bữa ăn của bé. Vậy có cách gì để kích thích việc ăn uống cho bé?

Hiểu thế nào về chứng biếng ăn

Biếng ăn là hiện tượng mất hoặc giảm cảm giác thèm ăn, trẻ ăn ít hơn bình thường hoặc chỉ ăn rất ít một vài loại thức ăn, thậm chí không chịu ăn, sợ ăn hay nôn ói thức ăn.

Ước tính có khoảng 5% số trẻ em lười bú ngay khi vừa mới sinh. Và ở độ tuổi từ 2- 3 thì tỷ lệ biếng ăn chiếm khoảng 30 – 40%. Biếng ăn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Ngay cả khi bé nhà bạn khỏe mạnh, phát triển thể chất bình thường, nguy cơ mắc chứng biếng ăn vẫn tiềm tàng. Đối với những trẻ mắc bệnh, sức khỏe yếu, nguy cơ này sẽ cao hơn.Nguyên nhân gây biếng ăn

6d60d479e17e5c2da6bb5dea10cc1cc5
Do dinh dưỡng chưa hợp lý: Bé cảm thấy món ăn bạn nấu không hợp khẩu vị, thực đơn chán ngấy với những món quanh đi quẩn lại. Hơn nữa bạn chưa cân đối được dinh dưỡng trong món ăn cho bé nên không thể kích thích vị giác của bé. Một điều mà bạn nên cân nhắc là các món ăn vặt, bạn thường cho bé ăn quá nhiều bánh kẹo, nước trái cây…nên đến bữa ăn chính, bé khó mà ăn ngon được.

Do yếu tố tâm lý: Bé vốn đã lười ăn, bạn ép bé khiến bé cảm thấy giờ

ăn như một cuộc tra tấn bởi bạn luôn la hét, giận dữ khi nhìn chén cơm còn đầy của bé. Lâu ngày, bé càng lười ăn. Ngược lại, nhiều bậc cha mẹ cứ dùng những món quà nhử bé, vô tình đến bữa ăn, tâm lý của bé là phải nhận được gì đấy mới ăn.

Biếng ăn do bệnh lý: Bé đang bị bệnh gì đó mà bạn chưa biết nên cơ thể không hấp thu được thức ăn, ngoài ra biếng ăn có thể gặp ở những trẻ dùng thuốc như sử dụng kháng sinh kéo dài, uống viên sắt, uống vitamin A, D quá liều, ngừng thuốc sẽ hết biếng ăn…

Biện pháp cải thiện

– Không cho bé ăn vặt quá nhiều, đặc biệt là đồ ngọt.

– Lập một giờ ăn cố định và giúp bé làm quen với giờ một chế độ ăn uống điều độ.

-Thay đổi thực đơn và quan sát xem bé thích món gì.

– Cho bé cùng làm bếp, bạn giúp bé nấu món bé thích hoặc nhặt rau, ướp thịt..,Nên nhớ rằng, bao giờ bé cũng muốn ăn sản phẩm do mình tạo ra cả.

– Nên tạo màu sắc hấp dẫn cho món ăn, ví dụ bông cải trắng nên trang trí chung với cà chua, dưa leo, cà rốt…vì trẻ em đặc biệt rất thích màu sắc vui nhộn.

– Giảm khẩu phần ăn để bé cảm thấy đói. Một bát cơm đầy có ngọn quả không kích thích sự thèm ăn của bé chút nào. Sẽ hoàn toàn khác nếu trước mặt bé là một miếng thịt nho nhỏ, một chút xíu cơm và vài thìa canh. Ngần này thì có thể ăn được. Mà ngần ấy cũng đủ để một đứa trẻ hai tuổi no bụng.

cho-be-an-dung-gio

– Cho bé ăn chén, muỗng có hình thú mà bé thích, hãy nhớ thời bé, bạn cũng đã từng có những chiếc chén hình thú yêu thích để sử dụng “độc quyền” trong mỗi bữa ăn.

– Nếu bé trên 3 tuổi, nên hỏi ý kiến của bé như: Hôm nay con muốn ăn gì nào? Hãy gợi ý giúp bé bằng cách liệt kê những món ăn một cách hào hứng để bé cảm thấy hứng thú lựa chọn.

– Không nên cho bé uống nước trong bữa ăn, tốt nhất là uống sau bữa ăn vì sẽ rất nhanh no.
– Cho bé ăn chung với bữa ăn gia đình, không khí rộn ràng, vui vẻ sẽ khiến bé hào hứng với món ăn hơn.

– Nếu có thể thì chia nhỏ bữa ăn cho bé, không nên ép bé ăn nếu bạn cảm thấy bé đã no.

– Kiên nhẫn với bữa ăn của bé, đa số trẻ em sẽ ăn rất chậm, đừng quát mắng, tốt nhất là sắp xếp thời gian để bé được ăn như bé thích.

– Không nên giấu thức ăn bé không thích vào bên trong món ăn, hãy tôn trọng sở thích của bé.

Điều quan trọng là bạn hãy thật kiên nhẫn, tình yêu thương và sự chăm sóc ân cần của cha mẹ sẽ luôn cảm hóa được con trẻ.

Theo Webtretho

Leave a Reply

Or