Mẹ Nhật nuôi dạy con từ những cái ôm

Skinship hay cái ôm giữa mẹ và con giúp bé cảm thấy an tâm, kích thích não tiết hormone tăng trưởng để trẻ thông minh, độc lập, chịu áp lực tốt hơn khi lớn lên.

Hầu hết các bé đều trải qua giai đoạn bám mẹ hay còn gọi là giai đoạn bất an khi xa mẹ. Đó là khi bé được khoảng 9 tháng (có thể sớm hay muộn hơn mốc này). Nhiều mẹ chia sẻ rằng họ chẳng thể làm được gì khi con cứ bám rít lấy như thế. Đặc biệt, với các mẹ phải đi làm thì điều này càng khó xử hơn. Mỗi lần đi làm là một lần phải “tranh thủ khi bé mất cảnh giác để trốn”… Chị Nguyệt Phạm (đang sống tại Tokyo, Nhật Bản) cũng từng trải qua giai đoạn này chia sẻ, trong khi ở các nước ngoài, khái niệm skinship (cái ôm giữa mẹ và con) khá phổ biến thì tại Việt Nam, nó vẫn còn ít được biết đến.

mother-with-newborn-baby-1-3396-14377506

Ảnh minh họa: PD.

Thay vì tìm hiểu một cách khoa học về tâm lý này ở trẻ thì mọi người lại suy nghĩ theo lối mòn rằng: “Tại mẹ bế ẵm bé nhiều nên bé quen, bé bện hơi mẹ. Mình từng gặp nhiều trường hợp bé 3 tháng tuổi tự nhiên bỏ bú mẹ, không phải vì mẹ ít sữa mà chỉ vì bé ít được cho bú”. Những người mẹ đó vì “sợ” con bám mình quá mà “tránh” ôm ấp, bế bồng con và không hiểu được skinship quan trọng như thế nào. Nguyệt Phạm chia sẻ những thông tin về skinship mà chị đã học hỏi được trong quá trình làm việc và nuôi con tại Nhật như sau:

1. Thiếu skinship sẽ làm cho quá trình tiết ra hormone sinh trưởng bị cản trở. Thí nghiệm trên 50 trẻ sơ sinh, các bé chỉ được y tá cho ăn, không được nhìn thẳng vào mắt, không được bế, không được nói chuyện và kết quả là 27/55 trẻ mất trước 2 tuổi, 11/27 trẻ mất trước 18 tuổi, những trẻ còn lại sau này đều có vấn đề về trí tuệ và vấn đề về mặt biểu hiện tình cảm.

2. Trẻ được mẹ ôm ấp sẽ giúp não bé tiết ra một loại hormone khiến bé bị cảm thấy an tâm, thoải mái và do đó cảm xúc cũng sẽ ổn định.

3. Nhờ cảm thấy được an tâm, tin tưởng mà những hormone có lợi cho quá trình phát triển cũng sẽ được tiết ra, giúp trẻ hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, phát triển tốt hơn.

4. Những tiếp xúc giữa da với da sẽ được truyền tới não, giúp não tiết ra các hormone tăng trưởng, đồng thời cũng giúp cho hệ miễn dịch của bé được tăng cường, giúp bé khoẻ mạnh.

5. Khi trẻ được ôm ấp nhiều, tính xã hội của trẻ được nâng cao, IQ cao, khả năng chịu đựng stress cũng lớn và cũng nhờ skinship, trẻ có thể giải toả stress một cách vô thức.

Đó là những nghiên cứu khoa học cho thấy việc ôm ấp con có ý nghĩa to lớn thế nào. Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây không phải thời gian mà là mức độ. Nguyệt Phạm cho biết: “Cô giáo ở lớp dạy nhạc của mình từng nói, con bám mẹ vì con yêu mẹ (các mẹ thử xem, bé có bám bố, bám ông bà như bám mẹ không?) – đó là đặc quyền riêng của mẹ, đó cũng là thử thách riêng của mẹ. Và cô có nói rằng, nếu bé không biết yêu mẹ thật nhiều thì mai sau bé cũng không thể yêu bạn bè, yêu người yêu thật nhiều. Còn cô giáo chủ nhiệm nhà trẻ của con mình thì lại nói, trong một ngày, có 3 việc nhất định phải làm với trẻ. Đó là:

 – Đọc sách cho con, đọc sách cùng con.

– Ôm con thật chặt.

– Hãy để con làm việc nhà dù chỉ một việc nhỏ.

Nó là biểu hiện của tri thức – tình mẹ – khả năng tự lập của bé”.

Theo ngoisao

Leave a Reply

Or