Mẹ đã biết về chứng nám da khi mang thai?

Sạm da khi mang thai, còn gọi là mặt nạ thai kỳ, là triệu chứng lành tính và thường gặp ở phụ nữ mang thai do thay đổi nội tiết tố. Khi nào những thay đổi sắc tố này trở nên đáng lo?

Nám da khi mang thai có đáng lo?
Việc xuất hiện một vài vết nám da ở phụ nữ mang thai là triệu chứng hoàn toàn bình thường, còn gọi là mặt nạ thai kỳ. Nám da khi mang thai được biết đến dưới tên khoa học là chloasma và melasma gravidarum.

So với phụ nữ có nước da sáng, phụ nữ có nước da sạm màu thường dễ bị nám da khi mang thai hơn. Và trường hợp này cũng dễ xảy ra với những phụ nữ mà người thân từng có tiền sử bị nám da khi mang thai. Những ảnh hưởng của chứng sạm da sẽ trở nên rõ ràng hơn với từng trường hợp mang thai.

Những mảng da bị sạm có thể xuất hiện ở môi trên, mũi, vùng xương gò má và trán, thỉnh thoảng dưới dạng như một chiếc mặt nạ. Đôi khi chúng cư ngụ ở gò má và khu vực da của hàm dưới. Tình trạng nám da khi mang thai còn có thể phát triển ở cẳng tay và những vùng khác trên cơ thể thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Ngoài ra, bạn có thể sẽ thấy những vùng da có sắc tố khác bình thường trên cơ thể mình như núm vú, tàn nhang, sẹo và da ở vùng kín sẽ trở nên sạm hơn khi vào thai kỳ. Điều này cũng thường xảy ra ở những khu vực hay có nhiều tiếp xúc, cọ xát như nách, háng.

Những thay đổi trên là do biến đổi hormone trong quá trìnhmang thai, làm kích thích việc gia tăng lượng melanin – vốn tạo ra màu của tóc, da và mắt. Ngoài ra, sự tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng là một phần nguyên nhân.

Những vùng da sạm màu sẽ mờ đi sau vài tháng và trở lại màu bình thường kể từ khi bạn sinh con, mặc dù đôi khi ở một số phụ nữ vẫn còn dấu vết mờ nhạt.

sam da khi mang thai 1

Những vùng da sạm chạy dọc vùng bụng
Đường sẫm màu phát triển từ rốn xuống phía dưới có tên khoa học là linea nigra. Trước thai kỳ sẽ xuất hiện một đường gọi là linea alba chạy dọc từ rốn đến xương mu. Hầu như bạn sẽ không để ý đến nó vì màu sắc giống như các vùng da bình thường khác của bạn.

Tương tự như các vết nám ở mặt, sự gia tăng sản sinh melanin là nguyên nhân dẫn đến đường sẫm màu ở vùng bụng và nó cũng sẽ tự biến mất vài tháng sau khi bạn sinh con.

Nám da khi mang thai có phải dấu hiệu của bệnh tật?
Một vài sự thay đổi sắc tố da là dấu hiệu của bệnh ung thư da hoặc các chứng bệnh khác. Vì vậy hãy đi khám bác sĩ khi sạm da đi kèm với đau, mềm da, đỏ tấy, chảy máu hoặc những thay đổi về màu sắc, hình dáng, kích cỡ của nốt ruồi. Bạn cần đến khám các bác sĩ da liễu để tìm hiểu nguyên nhân gây ra triệu chứng trên và các biện pháp điều trị phù hợp.

 

 

theo: marrybaby

Leave a Reply

Or