Nội dung bài viết

  • Nguyên nhân trẻ bị ho
  • Trẻ bị ho nên ăn cháo gì cho nhanh khỏi bệnh?
    • 1. Cháo gà
    • 2. Cháo lá tía tô
    • 3. Cháo bí ngô
    • 4. Cháo nhị bì kết hợp với cam thảo
    • 5. Cháo gừng
  • Trẻ bị ho nên kiêng ăn gì?

Nguyên nhân trẻ bị ho

Ho là một phản xạ có lợi cho cơ thể để tống chất đờm, vi trùng ra bên ngoài, giúp đường thở thêm thông thoáng, bảo vệ đường hô hấp khi bị viêm hoặc kích thích. Tuy nhiên, nếu biểu hiện ho kéo dài trong nhiều ngày có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về đường hô hấp.

Những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị ho kéo dài như:

  • Cảm lạnh, cảm cúm, viêm phế quản: Cảm lạnh có thể gây nên những cơn ho từ nhẹ đến trung bình, trong khi những cơn cảm cúm thường gây ho ở mức độ nghiêm trọng hơn. Nếu bị viêm phế quản, bé sẽ ho nhiều vào ban đêm kèm theo biểu hiện khó thở.
  • Hen suyễn: Trẻ bị hen suyễn thường có biểu hiện khò khè vào ban đêm kèm theo ho.
  • Viêm phổi: Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng thông thường ở trẻ em. Các triệu chứng bệnh gồm sốt, cảm giác ớn lạnh, run rẩy, khó thở và ho kéo dài. Bệnh do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Trẻ dễ mắc viêm phổi khi bị lây nhiễm ở các khu vui chơi, trường học,…
  • Chảy dịch mũi: Khi trẻ bị sổ mũi thường kèm theo biểu hiện ho do chất nhờn chảy xuống phía sau cổ họng, kích thích dây thần kinh và các thụ thể, gây ho kéo dài ở trẻ em.
  • Thay đổi thời tiết: Không khí hanh khô hoặc quá ẩm ướt làm kích thích sự phát triển của nấm, vi khuẩn… gây ho khan kéo dài.
tre bi ho an chao gi 1
Trẻ bị ho kéo dài vì nhiều nguyên nhân khiến cha mẹ lo lắng và ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ – Ảnh minh họa: Internet

Tuỳ thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh mà trẻ có biểu hiện ho khan từng cơn hoặc ho có đờm xanh hoặc vàng… Khi bé có biểu hiện ho kéo dài, cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.

Trẻ bị ho sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt ăn uống hàng ngày. Vì vậy thực đơn cho bé đang bị ho rất được các bậc phụ huynh chú trọng, quan tâm.

Trẻ bị ho nên ăn cháo gì cho nhanh khỏi bệnh?

Bé bị viêm họng không chịu ăn là nỗi đau đầu của nhiều bà mẹ bỉm sữa. Vì vậy, lúc này các mẹ cần phải điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng của bé sao cho bé dễ ăn và giúp bé chữa trị nhanh nhất.

Vậy bé bị ho nên ăn cháo gì? Một số món cháo dưới đây có tác dụng chữa ho rất tốt, các mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho con của mình.

1. Cháo gà

Nếu mẹ đang suy nghĩ nấu cháo cho bé bị ho có đờm thì cháo gà là lựa chọn hoàn hảo. Thịt gà tươi có thành phần giúp hạn chế sự sản sinh các dịch nhầy không có lợi rất tốt cho trẻ đang bị ho hoặc viêm họng.

Cách thực hiện: Mẹ chọn phần thịt gà nạc luộc qua nước sôi. Sau đó dùng nước luộc này nấu với gạo thành cháo. Phần gà nạt mẹ xé nhỏ đến khi cháo chín thì cho vào. Mẹ có thể nấu kèm với nấm, cà rốt để làm món cháo ngon miệng hơn.

tre bi ho an chao gi 2
Trẻ bị ho nên ăn cháo gà để tăng cường sức đề kháng và tống dịch nhầy ra khỏi cơ thể – Ảnh minh họa: Internet

2. Cháo lá tía tô

Nhiều mẹ thắc mắc không biết cho trẻ ăn gì hết ho thì có thể tham khảo nguyên liệu lá tía tô để nấu cháo cho bé dùng. Từ xưa đến nay, lá tía tô được xem là dược liệu trị ho rất hiệu quả, có tác dụng tiêu đờm, chữa ho sốt, thở gấp…

Cách thực hiện: Lá tía tô mẹ rửa sạch, cho một lượng nước vừa phải vào sắc. Đến khi nước cạn còn một nửa thì bỏ bã, lấy nước đó cho gạo đã vo vào, thêm nước và nấu thành cháo đặc. Mẹ cho trẻ ăn ngày 1 bát và chia thành 2 lần sáng và tối. Tốt nhất nên cho bé ăn lúc cháo còn nóng sẽ giúp toát mồ hôi nhanh, tiêu đờm và nhớ tránh gió để bé không bị cảm.

tre bi ho an chao gi 3
Lá tía tô là thảo dược thiên nhiên có tác dụng trị ho hiệu quả, an toàn cho trẻ nhỏ – Ảnh minh họa: Internet

3. Cháo bí ngô

Theo Đông y, bí ngô hay bí đỏ có tính ấm, giúp kiện tỳ vị, tiêu đờm, giảm đau, sát trùng, giải độc. Đồng thời bí ngô giàu vitamin, khoáng chất và các axit hữu cơ rất tốt cho cơ thể.

Cháo bí ngô khi thêm táo đỏ trở thành vị thuốc không chỉ bổ dưỡng mà còn là món cháo cho bé bị ho sổ mũi trị bệnh rất hiệu quả.

Cách thực hiện: Mẹ chọn 1 quả bí ngô nhỏ đem rửa sạch rồi cắt thành miếng nhỏ, cho vào nồi nấu với 50gam táo đỏ. Nấu trên lửa nhỏ để bí đỏ chín nhừ thành cháo rồi để nguội bớt và cho bé ăn.

tre bi ho an chao gi 4
Mẹ nên tham khảo nấu món cháo bí ngô với táo đỏ khi trẻ bị ho kéo dài – Ảnh minh họa: Internet

4. Cháo nhị bì kết hợp với cam thảo

Nhị bì và cam thảo là các loại thảo dược thiên nhiên tốt và an toàn trong việc chữa ho cho trẻ, đặc biệt cho trẻ bị ho có đờm.

Cách thực hiện: Mẹ chuẩn bị 10g bạch bì (vỏ rễ dâu), 10g địa cốt bì và 3g cam thảo cùng với 1-2 nắm gạo lứt hoặc gạo tẻ. Đem các vị thuốc rửa sạch rồi cho vào nồi nước nấu trong 30 phút thì lọc lấy nước, cho gạo lứt vào nấu thành cháo. Mỗi ngày mẹ cho bé ăn 2-3 bữa, mỗi bữa ăn 1 chén cháo nhỏ. 

5. Cháo gừng

Gừng không chỉ là vị thuốc trị ho hiệu quả với người lớn mà còn rất tốt với trẻ nhỏ, mẹ nấu cháo cho bé bị viêm họng thêm chút gừng sẽ giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh.

Cách thực hiện: Sau khi nấu cháo chín, mẹ cho ít gừng thái lát mỏng cùng với ít hành lá, đun sôi trong vòng 10 phút thì tắt bếp đợi cháo nguội rồi cho bé dùng. Mẹ nên cho trẻ ăn cháo gừng mỗi ngày 2 lần khi cháo còn ấm nóng, ăn liên tục trong 3 – 5 ngày sẽ thấy triệu chứng ho thuyên giảm.

tre bi ho an chao gi 5
Thêm gừng vào cháo khi nấu sẽ giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh – Ảnh minh họa: Internet

Ngoài việc lên thực đơn trẻ bị ho nên ăn cháo gì thì các mẹ lưu ý những thực phẩm trẻ cần tránh xa trong giai đoạn bị bệnh để trẻ nhanh chóng hồi phục.

Trẻ bị ho nên kiêng ăn gì?

Đồ chiên: Khi bị ho nếu trẻ ăn nhiều đồ chiên sẽ khiến cho cổ họng sinh đờm làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

Thức ăn lạnh, đồ uống lạnh, có ga: Theo Đông y, đồ ăn, đồ uống lạnh dễ gây tắc khí ở phổi làm cho ho nặng nề hơn. Trẻ em bị ho do dị ứng không nên uống đồ uống có ga vì nó sẽ gây ra những cơn ho kéo dài.

Thực phẩm quá ngọt hay quá mặn: Ăn quá nhiều đồ ăn ngọt, mặn sẽ khiến cơ thể “bốc hoả”, làm cho triệu chứng ho nặng hơn.

tre bi ho an chao gi 6
Khi trẻ ho mẹ nên kiêng các thực phẩm chứa nhiều đường sẽ làm bệnh nặng hơn – Ảnh minh họa: Internet

Đậu phộng, hạt dưa, socola: Đây là nhóm thực phẩm chứa dầu có thể làm tăng lượng đờm khi ăn chúng. Do vậy, nên hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm này khi bị ho.

Cá, tôm, cua: Mặc dù đây là nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng lại không phù hợp với trẻ đang bị ho. Cháo cá, tôm, cua là câu trả lời bé bị ho không nên ăn cháo gì vì hải sản có mùi tanh khiến trẻ bị dị ứng, buồn nôn, khó thở.

Những giải đáp trẻ bị ho nên ăn cháo gì trên đây sẽ giúp ích cho các bà mẹ có thêm nhiều sự lựa chọn trong chế độ ăn uống, xây dựng thực đơn phù hợp phù hợp để hỗ trợ trẻ nhanh chóng khỏi bệnh. 

Theo Phunusuckhoe