Mẹ đã biết cách lấy ráy tai cho bé?

Không phải ba mẹ nào cũng lưu ý đến cách lấy ráy tai cho bé. Vệ sinh tai không đúng cách có thể khiến cho con bị đau và viêm tai, gây ảnh hưởng đến khả năng nghe của bé.

Rất nhiều mẹ khi thấy tai con có những vụn ráy nhỏ thì đã vội vàng đem tăm bông hay dụng cụ lấy ráy tai để “xử lý” mà chưa hiểu đúng cách lấy ráy tai cho bé. Vậy, ráy tai là gì và làm cách nào lấy ráy tai cho bé?

1. Ráy tai là gì?

Ráy tai là các chất tự nhiên tiết ra từ những tuyến bã trong ống tai ngoài tạo nên giữ cho đôi tai của bé luôn khỏe mạnh. Các tuyến ceruminous trong tai tiết ra ráy tai như một cách để bẫy bụi bẩn, bụi, và các hạt khác có thể gây tổn hại màng nhĩ. Ráy tai có ở mọi độ tuổi, từ trẻ sơ sinh cho đến người trưởng thành.

Thông thường, khi ráy tai được tạo thành, chúng sẽ khô lại hoặc vón cục để di chuyển ra tai ngoài của bé. Đôi khi, tùy theo cơ địa của mỗi bé mà ráy tai nhiều hay ít, khô hay xốp và ráy ti tích tụ hanh hay chậm, có thể tự đẩy ra ngoài tai được hay không. Bé nhiều ráy tai cũng không có nghĩa là bé đang “ở dơ” đâu mẹ nhé!

cach-lay-ray-tai-cho-be-2

Không tham khảo trước cách lấy ráy tai cho bé, mẹ có thể sẽ làm tổn thương cơ quan mỏng manh này

Trong ráy tai của bé có chứa những chất có khả năng diệt khuẩn và các bào tử nấm, nên có vai trò rất quan trọng trong việc ngăn chặn và tiêu diệt các vi khuẩn khi xâm nhập vào tai gây ra hiện tượng nhiễm trùng tai ở trẻ nhỏ. Vì thế, trước khi tìm cách lấy ráy tai cho bé, mẹ nên tự hỏi, có nên lấy ráy tai hay không.

2. Nguy cơ viêm tai khi lấy ráy tai không đúng cách

Tai các bé rất nhỏ và mỏng manh, nếu mẹ lấy ráy tai cho bé không đúng cách sẽ vô tình làm trầy xước gây tổn thương cho tai của bé khiến cho ống tai bị viêm nhiễm. Hơn nữa, vì không nhìn rõ ráy tai nằm ở vị trí nào trong tai, mẹ thậm chí còn vô tình đẩy ráy tai vào sâu hơn, gây bít tắc ống tai, cản trở thính lực, nặng có thể làm tổn thương màng nhĩ hoặc tai giữa.

Có nhiều mẹ lại lạm dụng dụng cụ lấy ráy tai “thông minh” mà nhiều trang web quảng cáo rầm rộ. Dụng cụ này được xem như “bảo bối” giúp làm sạch bụi bẩn trong tai bé lại vừa an toàn dễ sử dụng nhưng thực tế, mẹ không thể chắc chắn về xuất xứ, chưa kể cách vệ sinh và bảo quản không đúng cách có thể khiến vi khuẩn sinh sôi, vô tình lại đưa vi khuẩn vào tai con.

3. Cách lấy ráy tai an toàn cho bé

Ráy tai đọng lại không thoát ra ngoài được cũng có thể gây nhiễm trùng tai. Khi mẹ nhận thấy có dịch vàng hoặc nâu chảy ra ngoài có mùi hôi là một dấu hiệu đáng báo động. Vậy đâu mới là cách lấy ráy tai cho bé vừa an toàn, vừa hiệu quả?

Cách lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh: Mẹ chỉ cần vệ sinh phần tai ngoài của con bằng khăn vải thấm ướt để hạn chế tích tụ bụi. Sau khi con tắm xong, nếu nước lọt vào tai bé, mẹ chỉ cần nghiêng đầu bé cho nước chảy ra ngoài, sau đó dùng khăn bông khô sạch lau phần vành tai. Phần nước nhỏ đọng trong tai sẽ tự khô ngay sau đó. Đây cũng là cách lấy ráy tai cho trẻ nhỏ theo đúng chuẩn mà các chuyên gia khuyến khích. Mẹ có ngạc nhiên không, khi cách lấy ráy tai cho bé hiệu quả nhất lại chính là… không cần làm gì cả?

cach-lay-ray-tai-cho-be-3

Đừng vội tìm cách lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh vì điều này không cần thiết

Cách lấy ráy tai khô cứng cho bé: Ráy tai giúp bảo vệ đôi tai giúp bảo vệ tai khỏi vi khuẩn, các bào tử nấm, côn trùng và nước. Dạng ráy tai xốp hay khô phụ thuộc vào đặc điểm riêng của mỗi bé. Đối với  các bé lớn, khi thấy con có nhiều ráy tai, mẹ có thể nhỏ một vài giọt nước muối để ráy tai mềm và giúp bé lau sạch. Hiện nay, có một số loại dung dịch làm tan ráy tai cho bé cũng với thành phần là nước biển đã qua xử lý. Khi nhỏ vài giọt dung dịch này vào tai bé, ráy tai sẽ được đẩy ra ngoài tai, mẹ chỉ cần dùng miếng vải sạch đẩy ráy tai ra. Lưu ý, nếu tai con bình thường, không có bất cứ khó chịu nào thì mẹ không cần thiết phải lấy ráy tai cho bé.

Nhiều mẹ truyền tai nhau cách lấy ráy tai khô cho bé bằng oxy già. Nhưng nếu mẹ muốn sử dụng dung dịch hydrogen peroxide (ôxy già) để làm sạch tai cho bé thì nhất thiết phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, không nên tùy ý sử dụng. Nhiều trường hợp da trong ống tai bé quá mẫn cảm có thể dẫn tới đỏ, rát hay mưng mủ.

Tóm lại, các bố mẹ không cần thiết phải lấy ráy tai cho con, ngoại trừ trường hợp tai của bé bị bít kín bởi ráy tai khô cứng hoặc chảy mủ gây hiện tượng đau nhức tai khiến bé luôn kéo tai hoặc khóc, chảy dịch ra ngoài tai có mùi hôi khó chịu, thính lực kém hơn thường ngày. Khi gặp trường hợp này, mẹ không nên tự ý vệ sinh tai cho con mà nên đưa bé đi khám tại chuyên khoa Tai-Mũi-Họng. Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên môn để vệ sinh tai cho bé. Ngoài ra, khi tai của bé khi đã bị nhiễm trùng, mẹ có thể rửa tay sạch và massage khu vực xung quanh tai của con giúp bé cảm thấy thư giãn và đi vào giấc ngủ dễ dàng.

 Theo MarryBaby

Leave a Reply

Or