Mẹ chế hỗn hợp này, chẳng bao giờ phải mua kháng sinh cho con lúc giao mùa

Do thời tiết ổn định nên con trai tôi dứt hẳn được viêm phế quản và viêm phổi, nhưng cháu thường xuyên bị cảm, sốt vặt, nhất là những đợt giao mùa này.

Sinh con thiếu tháng nên vào thời gian đầu sau khi quý tử chào đời, không đêm nào chị Thu Hiền (Hoàn Kiếm, Hà Nội) được ngon giấc. Cu Bill nhà chị hay bị ốm sốt, mắc các bệnh về đường hô hấp. May mắn thay, nhờ mày mò tìm ra “liều thuốc kháng sinh” tự nhiên từ mật ong, chanh, gừng, chị đã cai ốm vặt cho con thành công.

Chị Thu Hiền đúng là gái một con trông mòn con mắt. Mỗi lần thấy chị dắt cậu con trai 4 tuổi đi chơi ở công viên gần nhà, ai cũng phải trầm trồ ngưỡng mộ. Hễ được mọi người hỏi thăm bí quyết lấy lại vóc dáng, chị cười tủm tỉm chỉ vào cậu con trai nghịch ngợm và kể lại “tiểu sử” bệnh tật của bé. Chị bảo, nếu cậu bé không khỏe mạnh, chị cũng chẳng có thời gian chăm chút cho bản thân.

Chị Thu Hiền chia sẻ thêm: “Con trai tôi sinh non 5 tuần nên sức đề kháng và cân nặng thua xa các bạn đủ ngày đủ tháng. Ngày 10/4/2012, tôi bất ngờ vỡ ối, buộc phải vào bệnh viện. Bé Bill chào đời khi vừa bước sang tuần thai thứ 36. May mắn là trong suốt thai kì, tôi cũng chịu khó tẩm bổ nên tuy ra ngoài sớm nhưng cháu vẫn được 2,9kg.

chanh- mật ong

Của đáng tội, dưới 1 tuổi, bé mắc hết các loại bệnh thường gặp, từ viêm phổi, viêm phế quản đến viêm tai giữa. Một tháng tuổi đã phải tiêm kháng sinh liều cao để trị dứt viêm phổi. Quãng thời gian sau đó dù tôi giữ gìn mấy, Bill vẫn bị “dính” viêm tai giữa và viêm phế quản cấp. Người làm mẹ nào chứng kiến con trai ốm đau liên miên như vậy mà không xót cơ chứ! Thậm chí có đợt suốt ba tháng liền, Bill ốm liên tục đến nỗi không thể nào đi tiêm chủng được.

Mười tháng đầu đời của con là mười tháng tôi mệt mỏi, không đêm nào được ngủ ngon giấc. Nhiều khi tưởng chừng như kiệt sức, tôi ôm gối nằm khóc thầm cả đêm. Tôi cũng chẳng dám đi làm, phải nghỉ hẳn ở nhà trông con, vì ông bà nội ngoại hai bên, ai cũng ngao ngán cảnh cháu bé ốm như cơm bữa. May mắn là đến năm con hai tuổi, tôi và chồng chuyển hẳn vào TP. HCM sinh sống thì sức khỏe của bé Bill cũng khá hơn.

Do thời tiết ổn định nên con trai tôi dứt hẳn được viêm phế quản và viêm phổi, nhưng cháu thường xuyên bị cảm, sốt vặt, nhất là những đợt tháng 4, 5 này. Không thể cứ ở nhà ru rú ôm con và lo nghĩ suốt ngày, tôi đánh liều đi hỏi bạn bè và lên mạng tìm hiểu các bài thuốc dân gian để tự mình làm cho con. Thử đi thử lại rất nhiều lần, cuối cùng tôi cũng tìm ra được loại “kháng sinh” tuyệt vời nhất cho Bill.
Lúc ấy bé mới hai tuổi rưỡi, tôi phải kiên trì tập cho Bill uống dần, mỗi lần tăng lên một chút. Hồi đầu, cháu khá khó chịu, còn nôn ọe do vướng vào sợi gừng dài, sau bé uống quen dần và đâm nghiện. Từ chỗ chỉ cho uống được 2,5ml đến nay mỗi lần bé hơi có triệu chứng ho, cảm là tôi đã cho con uống được nửa ly (chừng 50ml). Đừng sợ gừng cay bé khó uống vì khi kết hợp với mật ong và chanh, mùi vị cay nồng của gừng không còn nữa. Trái lại nó rất thơm và dễ uống.

Trộm vía, nhờ hợp thuốc mà quanh năm Bill rất ít khi bị ốm vặt, chỉ khi nào thời tiết khó chịu lắm hoặc cùng bố mẹ ra ngoài Bắc đón Tết với ông bà nội, bé mới cảm cúm sổ mũi qua loa. Mỗi lần như vậy tôi đều kiên trì cho con uống hỗn hợp này ngày 3 lần kết hợp với tắm bằng nước gừng ấm, đảm bảo hết liệu trình Bill lại khỏe khoắn trở lại.

chanh- gung

Nếu mọi người thắc mắc công thức pha chế một ly hỗn hợp chanh gừng như thế nào cho đủ liều lượng và đảm bảo sức khỏe, cân bằng dinh dưỡng, tôi xin chia sẻ như sau:

Trước tiên, mong mọi người an tâm vì công thức này tôi làm dựa theo một nghiên cứu của chuyên gia sức khỏe nổi tiếng. Nguyên liệu khá đơn giản gồm: 2 trái chanh ta (loại chanh vỏ màu xanh, bé bằng quả bóng bàn), 500ml mật ong rừng nguyên chất cùng 1 củ gừng tươi to bằng ngón tay cái của người lớn.

Cách làm rất dễ, chỉ việc rửa sạch chanh, cạo qua một lớp vỏ gừng mỏng. Cắt hoặc thái chanh, gừng thành hình con chì sau đó, cho tất cả vào lọ thủy tinh, thêm mật ong gần ngập mặt lọ. Đem cất trong ngăn mát tủ lạnh một ngày chanh gừng sẽ tiết ra các chất có lợi cho sức khỏe. Mỗi ngày pha khoảng 1-2 muỗng cà phê hỗn hợp trên trong một ly nước ấm, uống vào mỗi buổi sáng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Người lớn uống đặc hơn trẻ nhỏ, liều lượng cho trẻ con như đã nói bên trên 50ml/lần, người lớn có thể uống 100ml/lần. Chúng ta cũng có thể sử dụng hỗn hợp này như một loại siro bằng cách uống trực tiếp một muỗng cà phê vào mỗi sáng hoặc tối mà không cần pha nước. Có vài lần, tôi nấu hơi nhiều, cả một lít mật ong vì định để cho chị gái nhưng quên không mang vào hành lý du lịch ra Bắc, thứ “thuốc kháng sinh” tự nhiên ấy sệt quánh lại.

Nếu gặp trường hợp tương tự, mọi người chỉ cần bắc nồi lên bếp, cho lọ thủy tinh vào, đổ ngập nước, đun từ khi nước còn nguội đến khi sôi, vặn lửa nhỏ để trong 5 phút là hỗn hợp tự tan chảy. Chúng ta lại có thể yên tâm sử dụng như ban đầu, vì hỗn hợp sẽ không còn bị đặc sệt và hoàn toàn không bị biến chất.

Suốt 2 năm nay, nhà tôi đã xem hỗn hợp này như một phương thuốc kháng sinh tự nhiên, sử dụng đều đặn mỗi khi mệt mỏi. Những lúc bị cảm lạnh, tôi chỉ cần pha 1 ly nước này uống sau 15 phút là thấy cơ thể khỏe hơn.

Tuy nhiên cũng có vài lưu ý nhỏ cho mọi người rằng: Vì hỗn hợp nước uống có gừng, có thể gây mỏng thành mạch máu nên không được lạm dụng dùng nhiều gừng hoặc dùng liên tục trong thời gian dài. Không cho trẻ dưới 1 tuổi uống thức uống có mật ong. Để đạt hiệu quả tốt nhất, nên uống vào buổi sáng trước khi ăn, với trẻ em, có thể cho uống một lượng nước lọc tráng ruột trước sau đó mới dùng hỗn hợp này.

Tôi tìm hiểu thì được biết, chanh là một nguồn dồi dào dưỡng chất như canxi, kali, magiê, sắt và các vitamin A, C, vitamin nhóm B cũng như chất xơ, protein và carbohydrate. Axit citric và các chất kháng khuẩn mạnh của chanh sẽ giúp cơ thể kháng virus và tăng cường hệ miễn dịch.

Những nghiên cứu khoa học trước đây cho thấy, mật ong có tính kháng khuẩn rất mạnh, giúp làm dịu cổ họng và tiêu diệt vi khuẩn gây ra nhiễm trùng. Mật ong còn giúp bổ sung nhiều loại vitamin và các khoáng chất cần thiết giúp cơ thể luôn trong tình trạng dồi dào sinh lực, khả năng miễn dịch cao, ngăn ngừa được nhiều loại bệnh tật. Khoa học hiện đại đã chứng minh được rằng việc dùng mật ong thường xuyên sẽ giúp khí huyết lưu thông tốt hơn, tạo giấc ngủ sâu và ngon, hạn chế tình trạng đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi…

Ngoài làm gia vị cho các món ăn, gừng còn có tác dụng rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Đặc biệt, gừng có chứa chất kháng histamin giúp hỗ trợ điều trị cảm lạnh và cảm cúm hiệu quả. Gừng cũng đã được chứng minh là một loại thuốc giúp trung tiện tốt, chống lại cảm giác đầy hơi. Các nghiên cứu khác cũng cho thấy, chiết xuất từ củ gừng có tác dụng ức chế tăng trưởng và tiêu diệt hàng loạt tế bào ung thư mà không làm ảnh hưởng tới các tế bào khỏe mạnh quanh chúng. Như vậy, các gia đình có con nhỏ như tôi, hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng loại “thần dược” này.

Tuy nhiên, tôi cũng xin lưu ý mọi người rằng, theo lương y Nguyễn Hữu Quỳ, gừng có tính nóng nên những người có thể trạng nhiệt hay ra mồ hôi, tay chân nóng thì không nên dùng. Ngoài ra, người có thai, nôn ra máu, đại tiện ra máu cũng không được dùng, vì với cơ địa đó, tiêu thụ nhiều gừng sẽ gây co thắt tử cung, có thể gây xuất huyết tử cung trong thai kỳ. Khi sử dụng nên nhớ, không pha nước cốt chanh với nước quá lạnh hoặc quá nóng tránh gây sốc cho cơ thể hoặc làm mất các enzym có lợi trong hỗn hợp”.

Theo suckhoe

Leave a Reply

Or