Mất sữa sau sinh: nguyên nhân, cách trị và cách phòng ngừa

Mất sữa là hiện tượng phổ biến với các mẹ sau sinh, nhất là ở những người lần đầu làm mẹ. Các dấu hiệu mất sữa gồm vú cương, đau, nóng trong ngực. Nhiều trường hợp, mẹ bị sốt vừa hoặc sốt cao, dẫn tới áp-xe vú.

1. Nguyên nhân khiến mẹ mất sữa

Sữa được sản xuất ở dạng viên nang sữa sẽ đi theo các ống dẫn sữa, tới các xoang sữa. Khi trẻ mút, sữa sẽ chảy ra ngoài. Nếu vì một lý do bên ngoài, bên trong nào đó, sữa sẽ không thể thoát ra ngoài, tại các điểm tắc nghẽn, sữa sẽ bị đông, gây căng, đau, từ đó, người mẹ bị mất sữa.

Bên cạnh đó, cũng có những nguyên nhân khác làm mẹ bị mất sữa như mẹ không vệ sinh bầu ngực sạch sẽ; không khí lạnh làm sữa bị đông trong các tuyến sữa, gây tắc sữa; mẹ không chịu vân vê đầu ti sau sinh giúp sữa nhanh về; mẹ không cho con bú ngay sau sinh…

2. Dấu hiệu của mất sữa

Trước khi có tình trạng mất sữa, bầu ngực sẽ có cảm giác căng hơn bình thường. Sẽ xuất hiện một số cơn đau và sữa không được sản xuất nữa. Ngoài ra, mẹ còn có thể bị sốt và đau hơn nếu sữa vón cục bên trong ngày một dày.

3. Những biện pháp chữa mất sữa

Dùng tay để ấn nhẹ và xoáy tròn bầu ngực

Hãy dùng một tay đặt dưới bầu ngực, nâng đỡ ngực. Tay còn lại áp nhẹ lên toàn bộ đầu ngực và nhẹ nhàng xoáy tròn. Trong khi xoay tròn thì dùng tay kia ép, bóp nhẹ để lưu thông tuyến sữa bị tắc nghẽn. Nếu thấy đau thì bạn phải dừng lại. Không nên thực hiện động tác này nếu bạn không thể chịu đựng được. Bạn có thể thực hiện thao tác này 20-30 lần, sau đó chuyển sang bầu ngực bên kia.

Chườm nóng

Nếu ấn nhẹ và xoáy tròn bầu ngực không mang lại hiệu quả, ngực vẫn căng thì bạn có thể kích thích toàn bộ bầu ngực bằng chườm nóng. Hơi nóng (bạn phải cẩn thận để không bị bỏng) sẽ giúp xoá tan những điểm sữa bị tắc.

Dùng máy vắt, hút sữa

Phương pháp này chỉ nên sử dụng trong giai đoạn đầu, khi sữa vừa bị tắc và điểm tắc ở gần núm vú. Thật khó để dùng cách này nếu điểm tắc nghẽn ở vị trí sâu hơn. Nếu dùng máy hút sữa với tần suất dày đặc, nó có thể gây ra các chấn thương tồi tệ hơn khi các mạch máu và ống dẫn sữa bị kéo căng, đặc biệt khi mất sữa liên quan tới nhiễm trùng. Ở giai đoạn cuối, khi sữa bị tắc trầm trọng, phương pháp này cũng trở nên vô dụng. Vì vậy, bạn chỉ nên dùng máy hút sữa khi mới vừa bị mất sữa.

Mẹ cần vệ sinh bầu ngực sạch sẽ trước và sau khi cho bé bú (Ảnh minh họa: Internet)

4. Món ăn cho mẹ bị mất sữa

Cháo thịt nạc, bí ngô

Bạn cần 100g gạo, 150g bí ngô, 100g thịt nạc, gia vị.

Bí ngô gọt vỏ, cắt miếng nhỏ.

Gạo vo sạch, ninh nhừ thành cháo. Cho thịt lợn băm vào, ninh nhừ cùng cháo. Cho tiếp bí ngô vào, ninh nhừ. Khi chín, nêm gia vị, ăn nóng.

Cháo móng giò, lá đinh lăng

Bạn cần 100g gạo, 1 cái móng giò, 25g lá đinh lăng khô, gia vị.

Gạo vo sạch, móng giò làm sạch, chặt khúc.

Lá đinh lăng khô thả vào nước nóng khoảng 15 phút. Lọc lấy nước, bỏ bã. Dùng nước này nấu với gạo, móng giò nhừ thành cháo.

5. Cách đề phòng mất sữa

Núm vú rất dễ bị viêm nhiễm bởi vi khuẩn. Do đó điều quan trọng là mẹ cần vệ sinh bầu ngực sạch sẽ, đặc biệt là núm vú hay các vết nứt trên đầu ti.

Dùng khăn sạch và nước ấm để vệ sinh vú. Trước khi cho con bú, hãy lau sạch núm vú và bóp cho một vài giọt sữa chảy ra. Sau đó, nếu trẻ bú không hết, hãy vắt sữa để bảo quản và đồng thời, tránh được tình trạng vón cục gây tắc sữa trong tuyến sữa.

Theo ebe

Leave a Reply

Or