Mang thai tháng thứ 9 nên ăn gì tốt cho thai nhi và bà bầu?

Mang thai tháng thứ 9 nên ăn gì tốt cho thai nhi và bà bầu? Thai phụ nên tăng cường các loại thức ăn khác nhau như bột mì, gạo, ngũ cốc thô, đậu nành và các sản phẩm từ đậu, rau xanh chống táo bón.

Mang thai tháng thứ 9 nên ăn gì tốt cho thai nhi và bà bầu?

Ở tháng thứ 9 chiều dài của thai nhi tính từ đầu đến chân đạt khoảng 44-46cm, nặng khoảng 2,6-2,75kg lớp mỡ dưới da bé đã hoàn chỉnh nên cơ thể bé trở nên trọn trịa. Lớp lông máu ở mặt, ngực, bụng, tay chân của trẻ dần thưa đi, da hồng hào vào có động bóng, móng tay của bé mọc dài ra. Thời kỳ này trẻ thường xuyên đòi hỏi nhiều dinh dưỡng từ người mẹ nên việc ăn uống cũng không được qua loa.

Thai phụ nên ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và uống thêm sữa để bổ sung canxi cho trẻ và tránh thiếu canxi gây loãng xương ở bản thân.

Mang thai tháng thứ 9 nên ăn gì tốt cho thai nhi và bà bầu?

Bên cạnh đó thai phụ còn cần một cơ thể khỏe mạnh cho thời điểm sinh nở sắp tới, tăng khả năng hồi phục do tiêu hao thể lực, mất máu khi sinh, cho con bú. Do vậy những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như sữa, thịt nạc các loại cá cũng không thể bỏ qua.

Thai phụ nên tăng cường các loại thức ăn khác nhau như bột mì, gạo, ngũ cốc thô, đậu nành và các sản phẩm từ đậu.  Nên tăng cường ăn rau để chống táo bón và sử dụng nhiều thực phẩm ít muối để tránh bị phù nề.

Hướng dẫn chăm sóc bà bầu tháng thứ chín (33 – 36 tuần)

Bạn sẽ giảm ợ nóng, khó tiêu và khó thở. Mắc tiểu thường xuyên, bàn tay bàn chân có biểu hiện phù, mau mệt.

1. Thay đổi sinh lý của thai phụ

Bụng càng to hơn, chiều cao của đáy tử cung khoảng 30 – 32cm.

Do tử cung to ra và phình lên trên nên gây sức ép nghiêm trọng đối với dạ dày, phổi và tim. Các triệu chứng như đau dạ dày, tiêu hoá kém, khó thở… có thể sẽ càng nặng hơn; có thể có cảm giác tim đập nhanh, thở dốc. Sau khi hoạt động, những chiệu trứng này ngày càng nặng hơn. Do tử cung đè ép bàng quang, nên thai phụ sẽ buồn tiểu nhiều hơn.

Chứng phù chân càng nghiêm trọng hơn, tay và mặt cũng có thể bị phù, tình trạng chuột rút ở chân càng tăng, lưng đau dữ dội, chất phân tiết từ âm đạo càng nhiều và đặc hơn. Nướu răng thường xuyên bị chảy máu. Một số thai phụ còn có triệu chứng đau đầu, buồn nôn, chóng mặt…

Cơ thể càng lúc càng chậm chạp , dễ mệt mỏi. Độ nhạy cảm của tử cung tăng làm cho thai phụ luôn cảm thấy bụng căng chướng.

Hiện trạng của bạn

– Bản năng ”lót ổ” của bạn sẽ trỗi dậy và bạn có cảm giác mình bị thôi thúc phải quét tước, dọn dẹp nhà cửa.

– Nếu là con so, khi đầu bé đã lọt thì bạn sẽ bớt các triệu chứng ợ nóng, khó tiêu và khó thở.

– Bàng quang đang bị đè ép nên bạn mắc tiểu thường hơn trước.

– Bạn dễ bị mệt do thiếu ngủ và sức nặng của thai nhi

– Các cơn gò Braxton Hicks xảy ra thường xuyên và mạnh hơn

Cách xử trí

– Khó chịu vì bé chòi đạp: Cảm giác được bé chòi đạp sẽ đem đến cho bạn sự yên tâm và sung sướng, nhưng nếu bé cứ đạp mãi một chổ làm bạn khó chịu thì hãy thay đổi tư thế thường xuyên để đáp ứng lại những đợt chòi đạp của bé.

– Mệt mỏi: Hãy nghỉ ngơi hàng ngày với chân gác cao, tốt nhất là nghiêng sang bên trái. Cách này sẽ giúp tăng cường sức chịu đựng của bạn đồng thời tăng cường lượng máu đến bánh nhau. Bạn đừng nên làm việc gì quá sức vào lúc này.

– Hội chứng ống cổ tay: Gồm các triệu chứng tê, châm chích ở các ngón tay do sưng các mô ở cổ tay, do thai gây chèn ép lên dây thần kinh. Hội chứng này sẽ khỏi sau khi sinh. Hãy đeo nẹp cổ tay và dùng vitamin B6 hàng ngày sẽ làm giảm triệu chứng này

2. Người chồng cần biết

Càng gần đến ngày sinh, người chồng càng cảm thấy lo lắng, căng thẳng do người chồng thường không biết xảy ra chuyện gì. Để giải toả tâm trạng này, tốt nhất người chồng nên học hỏi những kiến thức có liên quan và tìm hiểu những tình huống có thể xảy ra. Ngoài ra, không nên để vợ biết được tâm trạng này, vì như thế sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của người vợ. Người chồng phải giữ thái độ tự tin, bình tĩnh để cho vợ có tâm lý tự tin và thoải mái đối mặt với quá trình sinh đẻ.

Người chồng nên sắp xếp tốt công việc của mình của mình; trong thời gian này không nên đi công tác xa, vì nhiều tình huống có thể phát sinh bất cứ lúc nào nên người vợ rất cần có chồng ở bên cạnh .

Người chồng nên cùng vợ chuẩn bị cho việc sinh đẻ: chọn bệnh viện, chuẩn bị những đồ dùng cần thiết khi nằm viện; dọn dẹp nhà cửa, bố trí phòng cho em bé, chuẩn bị đồ dùng cho con; bàn bạc với vợ về người chăm sóc trẻ, sắp xếp cuộc sống sau khi sinh.

Người chồng phải liên hệ với vài người có thể giúp mình trong những lúc cấp bách, ghi lại kỹ cách liên lạc với họ luôn mang theo bên mình.

3. Cấm kỵ khi mang thai tháng

Đây là thời kì âm đạo có viêm nhiễm cao. Trong thời gian này, thai phụ không nên ăn nhiều đồ ngọt, lượng đường trong cơ thể tăng sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo.

Không nên sợ việc sinh đẻ, vì đó là chuyện mà hầu hết phụ nữ đều phải trải qua. Hơn nữa, trong điều kiện y học ngày nay, tuyệt đại đa số quá trình sinh đẻ của phụ nữ điều diễn ra thuận lợi, vì vậy, phải tự tin vào chính mình, không có gì đáng sợ.

St

Leave a Reply

Or