Mách mẹ cách bế trẻ theo chuẩn quốc tế ở từng giai đoạn

Ở những giai đoạn khác nhau của trẻ, bố mẹ cần phải chú ý cách bế trẻ đúng chuẩn để trẻ phát triển bình thường và không gây ảnh hưởng cho sức khỏe của trẻ.

Mách mẹ cách bế trẻ theo chuẩn quốc tế ở từng giai đoạn

Bế là việc mà các ông bố, bà mẹ phải làm liên tục hằng ngày từ khi trẻ sinh ra cho đến khi trẻ có thể tự đi được. Chính vì vậy biết được kỹ thuật bế bé đúng chuẩn là kiến thức các bậc phụ huynh bắt buộc phải có. Ở mỗi lứa tuổi khác nhau, cơ thể của trẻ phát triển phù hợp với từng kiểu bế khác nhau.

Giai đoạn từ 1 đến 2 tháng tuổi

Lúc bé mới ra đời, các bộ phận trên cơ thể đều rất mềm, yếu nên yêu cầu sự cẩn thận, chu đáo đến từng phút bế bé. Tốt nhất vào giai đoạn này, bạn nên bế bé theo tư thế nằm ngang, hạn chế tối đa bế thẳng lưng (bế vác vai) sẽ không tốt cho cơ thể của bé.

Bởi cơ thể của trẻ sơ sinh có phần đầu dài chiếm 1/4 chiều dài của toàn thân. Vậy nên, khi bạn bế thẳng lưng bé, tránh bé làm sao để trọng lượng lớn của phần đầu đè xuống. Điều này rất không tốt cho sự phát triển sau này của trẻ.

Trong trường hợp bạn muốn dỗ bé tránh trớ sữa, nôn ọe theo kiểu bế thẳng lưng thì nên dựa thân trẻ vào ngực bạn và đỡ lấy phần đầu trẻ tựa vào vai thật nhẹ nhàng, cần hạn chế tối đa kiểu bế này.

Giai đoạn từ 3 đến 5 tháng tuổi

Giai đoạn này, bé đã cứng cáp hơn một chút nên bạn có thể tự chọn cách bế nghiêng, bế thẳng đứng và bế nằm ngang. Tuy phần đầu bé đã tự giữ thẳng được nhưng cơ trong lưng trẻ vẫn chưa hoàn thiện hoàn toàn nên cần được chú ý. Bạn cũng không nên bế thẳng lưng bé đến khi cơ thể bé thực sự hoàn thiện.

Nếu bạn bế bé thẳng lưng thì nên áp dụng cách bế sau: cho mông bé ngồi vào cánh tay, cánh tay kia đỡ phần ngực và cổ bé sát ngực bạn để làm điểm tựa cho lưng và cổ bé được chắc hơn.

Giai đoạn từ 6 tháng tuổi trở lên

Lúc này, cơ thể của con bạn đã phát triển gần như cứng cáp hẳn, cách bế cũng đa dạng và phong phú hơn hai giai đoạn trước.

Các cách bế thông thường là: bế thẳng lưng, bế cắp nách (nên áp dụng khi bé được gần 1 tuổi), bế nằm ngang,… các kiểu bế nên linh hoạt tùy theo sở thích của trẻ.

Từng giai đoạn cụ thể bạn nên áp dụng các cách bế sao cho phù hợp nhưng cần thật nhẹ nhàng, bình tĩnh và cẩn thận để không xảy ra những trường hợp đáng tiếc hay tổn thương đến cột sống và các cơ quan trong cơ thể non nớt của trẻ.

 Lưu ý:

– Cần vệ sinh tay sạch sẽ trước khi bế trẻ.

– Không nên đeo các trang sức, vòng tay khi bế trẻ để tránh làm xước da trẻ.

– Khi đón bế trẻ nên nhẹ nhàng, bình tĩnh nên nhìn vào mắt trẻ và cười tươi để tạo sự yên tâm đối với trẻ.

– Trước khi bế bạn nên xoa hai tay vào nhau để tạo hơi ấm.

– Hạn chế đến mức tối đa bế tốc độ nhanh, mạnh và tỏ tức giận khi bế trẻ.

– Khi bế trẻ ở giai đoạn trẻ được 2 – 3 tháng tuổi, cổ trẻ còn yếu nên bạn cần nâng đầu bé lên và đặt xuống từ từ.

– Khi bé chơi xong trò chơi thì nên bế trẻ một lúc để trẻ được cảm giác tĩnh tâm lại.

– Cách bế trẻ lên: Luồn một tay xuống dưới đầu, tay kia luồn để đỡ lưng mông trẻ thật chắc chắn.

– Cách đặt trẻ xuống: Đỡ lấy đầu và cổ bé bằng một tay, tay kia đỡ lấy lưng, dọc toàn bộ cột sống đặt xuống nhẹ nhàng tránh làm trẻ giật mình, chẹo người.

Theo TM

Leave a Reply

Or