Mắc Rubella khi mang thai, diễn viên Hạnh Thúy sinh con bị khiếm khuyết thính lực, 5 tuổi nói chưa tròn vành rõ chữ

Sau khi con gái chào đời, Hạnh Thúy lặng người khi nghe bác sĩ thông báo tình trạng của bé chỉ có thể đặt ốc tai chứ không có khả năng tiếp nhận máy trợ thính, càng không thể nghe hay nói.

Khi nhắc đến một trong những nghệ sĩ nghị lực kiên cường cùng con chiến đấu với bệnh tật, nhiều người nghĩ ngay đến diễn viên Hạnh Thúy. Vốn là một người kín tiếng trong chuyện đời tư, chuyện Hạnh Thúy âm thầm dốc hết sức lực, tiền bạc để tìm lại thính lực cho con gái chỉ được hé lộ khi bé Thúy Anh kể về câu chuyện của mình trong một cuộc thi viết tiếng Anh. 

Từ đó, nữ diễn viên nổi tiếng của màn ảnh phía Nam mới mở lòng chia sẻ về khoảng thời gian 15 năm giúp con tìm lại thính lực với muôn vàn gian nan và chất chứa nhiều điều xúc động. 

Mang thai bị Rubella, Hạnh Thúy sinh con bị khiếm khuyết thính lực

Cách đây 19 năm, Hạnh Thúy đang dâng trào hạnh phúc khi mang thai con gái đầu lòng thì bất ngờ mắc rubella Mặc dù đã được bác sĩ cảnh báo song Hạnh Thúy không quá lo lắng. Chị vẫn hy vọng mọi chuyện sẽ tốt đẹp và hồi hộp chờ đón con chào đời. 

Tuy nhiên khi bé Phan Thúy Anh (tên ở nhà là Xí Muội) ra đời, bác sĩ thông báo cô bé bị khiếm khuyết chức năng nghe bẩm sinh, tỉ lệ cứu chữa là 0,01%. Tai phải của Xí Muội bị điếc độ 4 và bên trái bị điếc sâu. Tình trạng của bé chỉ có thể đặt ốc tai chứ không có khả năng tiếp nhận máy trợ thính và lại càng không thể nghe hay nói. 

Diễn viên Hạnh Thúy và con gái Xí Muội. 

Chi phí đặt ốc tai cho Xí Muội quá lớn khiến Hạnh Thúy tuyệt vọng đến mức định ôm con tự vẫn. Tuy nhiên, nhìn con gái xinh xắn, ngây thơ, bản năng làm mẹ của nữ diễn viên trỗi dậy mạnh mẽ và không cho phép chị được làm điều tiêu cực. Vượt qua tất cả những suy nghĩ tuyệt vọng, Hạnh Thúy nhận ra bản thân phải mạnh mẽ chiến đấu để giúp con gái chiến thắng bệnh tật. 

Ngày đó, Hạnh Thúy đã thề với con gái rằng: “Nếu con không thể nghe, nói, sinh hoạt như một đứa trẻ bình thường thì cả cuộc đời này, mẹ sẽ không sinh thêm bất cứ đứa con nào, mẹ sẽ chỉ tập trung mọi thứ, sống và bên cạnh con suốt đời“. 

Hai vợ chồng ôm nhau khóc khi con nói tiếng đầu tiên

Hành trình tìm lại thính lực cho con gái của Hạnh Thúy không hề dễ dàng. Vì không đủ tiền đặt ốc tai cho con nên nữ diễn viên đã chạy vạy, vay mượn khắp nơi để mua máy trợ thính cho con với giá 150 triệu đồng. 

Xí Muội bắt đầu đeo máy trợ thính từ khi 18 tháng tuổi, hai vợ chồng chị đặt con gái ngồi giữa phòng rồi mở nhạc giao hưởng cho con nghe. Cô bé đón nhận những âm thanh đầu tiên trong đời và mỉm cười, ngồi nghe nhạc đến 30 phút mới chịu thôi và khóc khi ba tắt nhạc. Những phản ứng tích cực của Xí Muội khiến Hạnh Thúy càng có thêm niềm tin rằng chị và con sẽ thành công. Về sau này, Hạnh Thúy vẫn xúc động mãi khi nhớ lại lần con nói tiếng đầu tiên – tiếng gọi “Ba”. 

Hôm ấy, Thúy đang lấy đồ ở tủ để chuẩn bị đi tắm, ba của Xí Muội đi từ ngoài vào và hỏi: “Đang làm gì đấy?”. Xí Muội quay ra gọi: “Ba”. Thúy không tin và hỏi lại: “Con nói gì đấy?”. Tới khi con nói lại là “Ba” thì hai vợ chồng ôm nhau khóc” – nữ diễn viên kể. 

Mắc Rubella khi mang thai, diễn viên Hạnh Thúy sinh con bị khiếm khuyết thính lực, 5 tuổi nói chưa tròn vành rõ chữ - Ảnh 3.
Hạnh Thúy đã đồng hành cùng con gái suốt nhiều năm để giúp bé lấy lại thính lực.
Mắc Rubella khi mang thai, diễn viên Hạnh Thúy sinh con bị khiếm khuyết thính lực, 5 tuổi nói chưa tròn vành rõ chữ - Ảnh 4.
Hạnh Thúy cho con gái đi học trường bình thường thay vì trường chuyên biệt.

Đến khi được 25 tháng tuổi, Xí Muội mới nói được tiếng đầu tiên và đến khi 5 tuổi mới nói được 4-5 từ mà cũng không tròn trịa. Có những từ hai mẹ con mất đến 7 tháng Xí Muội mới nói chính xác. May mắn là trong thời điểm đó, có nhiều người yêu thương, chơi cùng, nói cùng nên khả năng nói của Xí Muội ngày càng tốt hơn. 

Khi con bắt đầu đi học, gạt đi tất cả những lời khuyên của mọi người, Hạnh Thúy cho con vào học trường thường thay vì trường chuyên biệt. Nữ diễn viên mong muốn con gái của mình phải hành xử như một người bình thường dẫu bé có bị khiếm khuyết thính lực. Nhờ quyết định này mà con gái của Hạnh Thúy đã được đi học như bao đứa trẻ bình thường khác với sự yêu thương của thầy cô, bạn bè. 

Xí Muội dần học hỏi tất cả mọi điều, từ học tiếng Anh, thi Toeic, tiếng Nhật, học đàn, bơi lội, cầu lông, nấu ăn, làm bánh… chỉ có thiết bị hỗ trợ duy nhất là chiếc máy trợ thính nhưng cô bé không hề gặp chút khó khăn nào. Trên con đường học tập cũng như trong cuộc sống, Xí Muội luôn có sự đồng hành của mẹ. 

Mắc Rubella khi mang thai, diễn viên Hạnh Thúy sinh con bị khiếm khuyết thính lực, 5 tuổi nói chưa tròn vành rõ chữ - Ảnh 6.
Xí Muội trong ngày tốt nghiệp cấp 3.

Hiện tại, cô bé Xí Muội đã là một sinh viên đại học năng động, khỏe khoắn và cá tính. 

Hiện tại, Xí Muội đã là một sinh viên đại học cao lớn, năng động, giỏi giang, có cá tính và sống bình thường như tất cả mọi người. Dù rất hài lòng ở tính trung thực và thiện lương của con nhưng Hạnh Thúy vẫn lo lắng cuộc sống của Xí Muội sẽ tẻ nhạt vì bé ít giao du. Dẫu vậy, Hạnh Thúy khẳng định chị sẽ chỉ bảo trợ con đến 25 tuổi, sau đó cô bé Xí Muội sẽ phải tự quyết định cuộc đời mình. 

Bệnh Rubella nguy hiểm đối với phụ nữ có thai như thế nào?

Rubella rất nguy hiểm với phụ nữ có thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ vì đây là giai đoạn hình thành các bộ phận của thai nhi. Virus Rubella có thể qua hàng rào nhau thai, xâm nhập vào bào thai và tác động tới quá trình phát triển của bào thai.

Nhiễm Rubella trong thời kỳ đầu khi mang thai có thể gây ra sẩy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Trẻ được sinh ra từ các bà mẹ này có nguy cơ cao mắc hội chứng Rubella bẩm sinh với nhiều dị tật nghiêm trọng như: Dị tật tim, điếc, đục thủy tinh thể, chậm phát triển… Ngoài ra, trẻ có thể mắc đái tháo đường, vàng da, xuất huyết, xương thủy tinh, viêm màng não, viêm phổi, nhẹ cân, sinh non… gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe giống nòi. Một số trường hợp trẻ bị tử vong do hậu quả của hội chứng Rubella bẩm sinh.

Một số dị tật bẩm sinh do virus Rubella bẩm sinh gây ra như: dị tật tim bẩm sinh, viêm não, rung giật nhãn cầu, nhãn cầu nhỏ…

Cách phòng ngừa Rubella ở phụ nữ mang thai

Hiện Rubella là bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên việc chủ động tiêm vắc xin Rubella là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh.

Phụ nữ mang thai nên tiêm vaccine phòng bệnh Rubella trước khi mang thai 3 tháng, điều này vừa giúp cơ thể có đủ thời gian sinh ra kháng thể phòng bệnh, vừa không ảnh hưởng đến thai nhi (giống như các loại vắc xin sống giảm độc lực khác, thành phần vắc xin Rubella không được tiêm ở phụ nữ biết mình có thai).

Ngoài ra, phụ nữ trong thời kỳ mang thai cần hạn chế tiếp xúc với những bệnh nhân bị sốt, phát ban và trẻ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh.

Phụ nữ có thai, đặc biệt có thai trong những tháng đầu nếu thấy sốt, phát ban nên đến các cơ sở y tế để được khám, xét nghiệm, chẩn đoán và tư vấn kịp thời.

Leave a Reply

Or