Lý giải 12 nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Bị bệnh, nhiễm virus, ăn quá no, chấn thương não… là những nguyên nhân khiến trẻ hay bị nôn trớ. Việc nôn trớ thường xuyên có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của con.

1. Do nhiễm virus

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa dễ bị nôn ói
Trẻ nhỏ do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên nếu chế độ ăn uống không phù hợp, thực phẩm bị nhiễm độc, khi ăn sẽ bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy, táo bón, ăn không tiêu, đi ngoài phân sống…. Các triệu chứng này thường đi kèm nôn mửa và trào ngược thực quản.

2. Do dị ứng

Trẻ đang bước vào giai đoạn tập ăn dặm cũng dễ bị rối loạn tiêu hóa. Vì trước đây bé chỉ quen với sữa mẹ và thức ăn lỏng nên khi chuyển sang thức ăn đặc do chưa quen nên dạ dày có thể bị kích thích dẫn đến dị ứng, nôn đẩy thức ăn lạ ra ngoài.

Những thực phẩm dễ gây dị ứng như đậu phộng, hải sản tôm cua, trứng, các chế phẩm làm từ đậu nành, các sản phẩm làm từ sữa động vật. Vì vậy, khi cho bé ăn thức ăn mới mẹ phải theo dõi biểu hiện của bé. Nếu trẻ có dấu hiệu bị dị ứng, nôn ói thì nên dừng ngay không nên cho bé ăn tiếp.

3. Do ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thức ăn cũng dẫn đến nôn ói
Nếu trẻ chẳng may ăn quá nhiều hoặc ăn những thức ăn bị ôi thiu, chứa quá nhiều hóa chất độc hại sẽ khiến dạ dày bị kích thích, dẫn đến loạn khuẩn đường ruột. Sự giải phóng một vài enzyme của cơ thể khi gặp các thực phẩm độc hại dẫn đến việc nôn mửa ở trẻ.

4. Do bé ăn quá no

Ăn quá nhiều sẽ tạo áp lực lên dạ dày dẫn đến hiện tượng trẻ bị nôn ói để tống bớt thức ăn ra ngoài. Khi trẻ bị nôn ói do ăn quá nhiều thường kèm đau bụng khó thở và cảm thấy khó chịu trong người trước và sau khi nôn. Vì vậy, mẹ nên cho bé uống nhiều nước, mát xa để giảm đau đớn cho bé. Nếu trẻ nôn quá nhiều và có dấu hiệu mất nước nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

5. Do lo lắng và căng thẳng

Do lo lắng và căng thẳng
Khi trẻ lo lắng, căng thẳng kéo theo mệt mỏi, khó chịu dẫn đến làm suy giảm hệ miễn dịch. Điều này, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe đường tiêu hóa. Khi sức đề kháng suy giảm trẻ dễ bị nhạy cảm với thức ăn cũng dẫn đến triệu chứng nôn ói khi ăn.

6. Chấn thương não

Trẻ bị chấn thương não khi bị tai nạn, hoặc bị khối u trong não hay gặp các vấn đề về tủy sống cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến nôn ói ở trẻ. Trong trường hợp không rõ nguyên nhân mẹ nên đưa bé đi khám và nên cho trẻ uống thật nhiều nước, nghỉ ngơi hợp lý.

7. Tắc ruột

Trẻ bị táo bón lâu ngày nếu không điều trị sớm và điều trị dứt điểm dễ bị sa trực tràng và tắc ruột. Đây là triệu chứng gặp phổ biến ở trẻ nhỏ. Và tắc ruột cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị nôn, kèm sốt cao.

Tắc ruột thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Cách xử lý: Mẹ nên cho bé uống nhiều nước, chườm ấm để hạ sốt cho bé. Sau đó nếu bé khó hạ sốt nên đưa đi bệnh viện càng sớm càng tốt.

8. Nôn sinh lý

Thực quản của trẻ sơ sinh khá ngắn, vì vậy nếu ăn quá nhanh trẻ sẽ nuốt nhiều khí vào thực quản dẫn đến hiện tượng nôn trớ.

Cách xử lý: Sau khi bú mẹ nên bế bé thẳng người lên vỗ nhẹ sau lưng bé để bé ợ hơi, sẽ tránh được nôn trớ.

9. Trẻ bị các bệnh nhiễm trùng

Nhiễm trùng đường tiêu hóa, nhiễm trùng da, viêm rốn, viêm màng não, nhiễm trùng máu cũng là những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến phản xạ nôn ói ở trẻ.

10. Trẻ nuốt nước ối

Nuốt nước ối khi ở trong bụng mẹ là hiện tượng khá phổ biến thường gặp ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, sau sinh trẻ sẽ nôn ra chất nhầy có bọt.

Cách xử lý: Không nên cho trẻ bú ngay vì có thể gây phản xạ tiếp tục nôn không tốt cho bé.

11. Do phản ứng thuốc

Cơ thể phản ứng thuốc cũng có thể gây nôn trớ
Một số bé đang điều trị bệnh có thể phản ứng mạnh với thuốc có vị đắng hoặc vị ngọt lợ dẫn đến phản xạ nôn ói sau khi uống thuốc.

12. Do bệnh xuất huyết dạ dày ở trẻ sơ sinh

Trẻ bị sốt xuất huyết dạ dày cũng gây ra triệu chứng nôn trớ ở trẻ, đi kèm theo là chất thải có màu nâu và máu đỏ tươi. Lúc này nên đưa bé đi bệnh viện ngay kẻo nguy hiểm tính mạng.

Yeutre.vn

Leave a Reply

Or