Lo sợ mang bầu sau khi tiêm vacxin ngừa ung thư cổ tử cung

Nếu chẳng may bạn có bầu khi mới tiêm vacxin ngừa ung thư cổ tử cung thì bạn cần theo dõi kĩ sự phát triển của thai nhi, đồng thời tuân thủ những chỉ dẫn khám bệnh của bác sĩ sản khoa.

Thưa bác sĩ, tôi có thắc mắc về việc tiêm vacxin ngừa ung thư cổ tử cung. Tôi mong bác sĩ có thể tư vấn thêm cho tôi.Tôi tiên mũi thứ 2 vacxin ngừa HPV được 2 tháng, sau đó tôi có quan hệ tình dục với chồng mà không dùng biện pháp bảo vệ nào (chỉ duy nhất 1 lần không an toàn). Từ sau hôm quan hệ không an toàn đó, tôi không uống thuốc tránh thai khẩn cấp. Đến nay, tôi lại thấy lo lắng vì không biết mình có mang bầu sau lần “quan hệ” đó không.Bác sĩ cho tôi hỏi, nếu tôi mang bầu trong khi vừa tiêm mũi thứ 2 được 2 tháng như vậy thì có nguy hiểm cho thai nhi hay không và có ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc không? Tôi xin cảm ơn bác sĩ! (Hoa Lê)BS. Hoa Hồng tư vấn:Bạn Hoa Lê thân mến,

Theo các bác sĩ sản khoa, phương pháp tiêm vacxin ngừa HPV (vacxin ngừa ung thư cổ tử cung) sẽ phòng bệnh ung thư cổ tử cung bằng cách giúp hệ miễn dịch của cơ thể nhận diện và tiêu hủy virus HPV trước khi virus xâm nhập vào cổ tử cung để gây bệnh.

HPV có khoảng 120 type khác nhau, trong đó có 30 – 40 type HPV liên quan đến tổn thương đường sinh dục. Nhiễm HPV type 16, 18 là một trong những nguyên nhân thường gặp gây ung thư và các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo.


Ảnh minh họa

Theo khuyến cáo của Hội Ung thư Hoa Kỳ, tiêm phòng HPV thường quy được khuyến cáo cho bé gái 11-12 tuổi, tuy nhiên có thể tiêm từ 9 – 18 tuổi chưa quan hệ tình dục.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, thời điểm hiệu quả nhất để tiêm ngừa cho bé gái và phụ nữ trẻ là trước khi họ bắt đầu có quan hệ tình dục.

Bình thường, khi quyết định tiêm vacxin ngừa HPV, người phụ nữ sẽ được tiêm 3 mũi, mũi thứ hai nhắc lại sau mũi thứ nhất 2 tháng, mũi thứ ba nhắc lại sau mũi thứ 2 là 6 tháng. Đối với bất kì loại vacxin nào, sau khi tiêm mũi cuối cùng, chị em nên kiêng ít nhất 03 tháng mới có thai trở lại.

Nếu bạn tiêm ngừa HPV và vẫn quan hệ tình dục không dùng các biện pháp tránh thai thì hiệu quả của thuốc còn phụ thuộc kháng thể bảo vệ trong cơ thể. Trong thời gian tiêm ngừa HPV chưa đủ liều mà bạn có quan hệ tình dục thì kháng thể bảo vệ không đủ đảm bảo để phòng bệnh. Ngoài ra, nếu không dùng biện pháp bảo vệ thì khả năng có thai hoặc lây truyền bệnh qua đường tình dục vẫn có thể xảy ra.

Nếu chẳng may bạn có bầu khi mới tiêm vacxin ngừa HPV mũi thứ 2 được 2 tháng thì bạn cần theo dõi kĩ sự phát triển của thai nhi, đồng thời tuân thủ những chỉ dẫn khám bệnh của bác sĩ sản khoa. Vacxin có thể có ảnh hưởng nhiều hoặc ít tới thai nhi và điều này chỉ có thể được xác định qua siêu âm và làm các xét nghiệm cần thiết. Từ các kết quả chính xác đó, bác sĩ mới có thể phát hiện những rủi ro ngoài mong muốn với em bé và kết luận bạn có nên giữ lại em bé hay không.

Chính vì vậy, bạn cần hết sức lưu ý đến sức khỏe của mình trong thời gian này và nếu có dấu hiệu chậm kinh nguyệt, thử que thấy 2 vạch (dấu hiệu có thai) thì bạn nên đi khám sản khoa sớm và trình bày với bác sĩ về tình trạng uống thuốc của mình.

Chúc bạn vui, khỏe!

 

 theo: camnanggiadinh

Leave a Reply

Or