Lo lắng khi trẻ chậm tăng cân

Việc  trẻ thiếu cân hoặc  chậm tăng cân có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất, tinh thần của bé về sau. Để khắc phục, bạn có thể điều chỉnh những thói quen trong bữa ăn hàng ngày của bé để có thể cải thiện điều này.

Lo lắng khi trẻ chậm tăng cân

Trẻ chậm tăng cân do nhiều nguyên nhân:

Nhiều mẹ tỏ ra lo lắng khi thấy con mình chậm lên cân dù đã châm sóc rất kỹ lưỡng. Một số bé vốn dĩ nhẹ cân (do di truyền) nên sức khỏe không bị ảnh hưởng là bao. Tuy nhiên, một số bé có thể trạng gầy do cơ thể không hấp thụ được đầy đủ dinh dưỡng và khiến cơ thể thiếu năng lượng.
Trong trường hợp đó, bạn hãy bình tĩnh tìm hiểu từng nguyên nhân để giúp bé cải thiện cân nặng cần thiết. Có khá nhiều nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân như chế độ dinh dưỡng, tiền sử sức khỏe, các hoạt động thể chất hay rối nhiễu về tinh thần. Dưới đây là một số phương pháp giúp bé cải thiện cân nặng:
1.    Bổ sung dinh dưỡng cho bé
Từ 6 tháng tuổi trở đi, nhu cầu dinh dưỡng của bé nhiều hơn. Do đó, ngoài sữa mẹ, chế độ ăn dặm của bé cũng cần phong phú để cung cấp thêm những dưỡng chất cần thiết cho bé.
Tăng lượng dầu mỡ trong bữa ăn của bé vì dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm. Mỗi chén bột, cháo hoặc cơm của bé nên cho thêm một muỗng canh dầu hoặc mỡ.
Thức ăn nên đủ chất dinh dưỡng nhưng phải cho bé ăn cả xác các thực phẩm, không nên chỉ hầm lấy nước cho bé. Ngoài ra, sữa và những sản phẩm từ sữa, bột ngũ cốc, chất đạm, trái cây tươi (bơ, chuối, ô liu…) có tác dụng rất tốt giúp tăng cân.
2.    Tăng khẩu phần ăn hàng ngày
Áp dụng chế độ ăn tăng cân cho bé. Nếu trước đây bé chỉ được ăn 3 bữa một ngày, bạn có thể tăng lên 5 đến 6 bữa. Đồng thời, trước khi ngủ bạn có thể cho bé ăn thêm chuối hoặc uống thêm sữa. Bên cạnh đó, lượng thức ăn trong mỗi bữa cũng tăng lên một chút so với trước.
Tuyệt đối không cho bé ăn vặt quá sát bữa ăn sẽ khiến bé ngang dạ dẫn đến lười ăn. Lên lịch cho bé ăn theo giờ cố định. Đặc biệt, bạn cần chú trọng đến việc cho bé ăn theo nhu cầu calo vừa đủ dinh dưỡng vừa cần thiết cho sự phát triển.
3.    Tăng cường hoạt động cho bé
Bên cạnh việc bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng cho bé, bạn nên cho bé tập những hoạt động thể lực vừa với độ tuổi như: giúp bé đi bộ từng bước, nằm trên giường và cho chân tay hoạt động hay cho bé tập bò để lấy đồ vật. Khi tham gia các hoạt động thể lực này, bé sẽ cảm thấy đói và cần nhiều năng lượng hơn, vì thế cũng sẽ ăn nhiều hơn.


4.    Hạn chế ăn bánh kẹo, uống nước trái cây
Không cho bé liên tục ăn những đồ ăn ít dinh dưỡng nhưng có lượng đường cao như kẹo, khoai tây chiên, bánh quy nướng và bánh ngọt… Nếu ăn nhiều các loại thực phẩm này, bé dễ béo phì, hình thành thói quen ăn uống không lành mạnh và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Thêm vào đó, cho bé uống nhiều nước lọc và hạn chế các loại nước trái cây vì nước trái cây có chứa rất ít giá trị dinh dưỡng mà lại gây hại cho dạ dày của bé.
5.    Thường xuyên theo dõi cân nặng
Nếu bạn lo lắng bé ăn quá nhiều hoặc quá ít, hãy viết nhật ký bữa ăn hằng ngày. Trong nhật ký cần trình bày rõ cách chế biến, khối lượng thức ăn, nước uống đã chuẩn bị cũng như lượng thức ăn, nước uống mà bé đã tiêu thụ… Ngoài ra bạn có thể ghi chú rõ về những biểu hiện của bé trong ăn uống, chẳng hạn như ăn nhiều, ăn ít, ăn hết hay không,… để từ đó tìm ra những phương pháp thích hợp cho bữa ăn của bé
6.    Tham khảo ý kiến bác sĩ
Nếu sau một thời gian dài, bé vẫn không tăng cân, bạn nên gặp bác sĩ. Khi tìm ra nguyên nhân chính xác, bác sĩ sẽ chỉ định việc dùng thuốc điều trị và tăng cường lượng calo nạp vào cơ thể bé. Có thể cho bé dùng thêm sữa ngoài bên cạnh sữa mẹ hoặc tăng cường dinh dưỡng nếu bé đã bước vào tuổi ăn dặm.

 

theo: baby.marry

4 thoughts on “Lo lắng khi trẻ chậm tăng cân

Leave a Reply

Or