Liên sinh – Phương pháp sinh con tưởng tốt nhưng có thể gây nhiễm trùng cho bé

Ngày càng nhiều bà mẹ đang chọn giữ lại nhau thai sau khi sinh con theo trào lưu liên sinh mà không biết rằng nó có thể mang đến nhiều mối nguy hại về sức khỏe cho trẻ.

Liên sinh” hay còn gọi là phương pháp sinh con Hoa sen (Lotus birth) ngày càng được nhiều bà mẹ Mỹ và các nước phương Tây lựa chọn. Ở Việt Nam, một số bà mẹ cũng đang thử kiểu sinh này. Thay vì cắt cuống nhau cho bé khi chào đời thì bà mẹ sẽ lựa chọn lưu giữ nhau thai trong một cái chậu, bát to hay xô nhỏ và để nó rụng tự nhiên. Nhiều mẹ còn bỏ muối vào hoặc xoa các loại tinh dầu cho nhau thai nhanh khô.

Lý do phổ biến khiến phương pháp này ngày càng được nhiều người áp dụng là do người ta tin rằng việc em bé gắn kết với nhau thai càng lâu thì sẽ mang lại những lợi ích lạ thường, mà điển hình là mối gắn kết mạnh mẽ giữa mẹ và con. Một lý do nữa thuyết phục không kém chính là nó giúp lưu giữ những khoảnh khắc kì diệu của quá trình sinh nở và đề cao vai trò của nhau thai.

Liên sinh - Phương pháp sinh con tưởng tốt nhưng có thể gây nhiễm trùng cho bé - Ảnh 1.
Liên sinh - Phương pháp sinh con tưởng tốt nhưng có thể gây nhiễm trùng cho bé - Ảnh 2.

Phương pháp đẻ hoa sen hay liên sinh đang là trào lưu trong những năm gần đây.

Tuy nhiên, trái với suy nghĩ của không ít bà mẹ trên thế giới, các chuyên gia y tế lại hoài nghi về công dụng của phương pháp liên sinh này. Họ cảnh báo rằng phương pháp liên sinh không chỉ gây ra những nguy cơ về mặt y tế mà còn gây phản khoa học.

Sau khi sinh, nhau thai thực chất chỉ là những mô chết và đang phân hủy

Cũng dễ để hiểu vì sao việc để lại một khối mô phân hủy gắn với trẻ sơ sinh của bạn lại có thể gây nên nguy cơ nhiễm trùng cho bé. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng nhiễm trùng trong cơ quan đang phân hủy – nhau thai – có thể dễ dàng lây lan sang em bé.

Bác sĩ Patrick O’Brien, người phát ngôn của trường Đại học Hoàng gia Anh về sản phụ khoa và phụ khoa nói: “Nhau thai đặc biệt dễ bị nhiễm trùng vì nó chứa máu. Trong một thời gian ngắn sau sinh, một khi dây rốn ngừng đập, thì nhau thai không có lưu thông và cơ bản trở thành mô chết.”

Liên sinh - Phương pháp sinh con tưởng tốt nhưng có thể gây nhiễm trùng cho bé - Ảnh 3.

Sau khi bé chào đời, nhau thai thực chất chỉ là những mô chết và có thể là một nguồn lây nhiễm bệnh cho bé.

Bác sĩ khoa sản đến từ Mỹ Jennifer Guntner đưa ra ý kiến một cách thẳng thắn hơn: “Tại sao bất cứ ai có hiểu biết về vi sinh học hiện đại lại đi khuyến khích việc để trẻ sơ sinh bị gắn với các mô chết, đang phân hủy và có thể là một nguồn lây nhiễm bệnh chứ? Vi khuẩn phát triển rất nhanh trong mô chết và máu ứ đọng. Từ trước đến nay, nhau thai luôn bị loại bỏ. Tôi nghĩ nếu nó có lợi ích, điều đó sẽ không xảy ra.”

Có thể để lại nhau thai nhưng chỉ trong thời gian ngắn

Có một số sự thật về mặt y tế đối với những lợi ích của việc trì hoãn cắt dây rốn. Theo nghiên cứu của Trường Cao đẳng Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), việc trì hoãn kẹp dây rốn sau sinh khoảng 30 – 60 giây sẽ mang lại những lợi ích đáng ngạc nhiên cho em bé. Có thể kể đến một số lợi ích đáng kể của việc này như: Nếu trì hoãn việc cắt dây rốn thì 1/3 lượng máu trong cơ thể của em bé sẽ không bị mất đi; chỉ cần trì hoãn việc kẹp nhau rốn cho trẻ sơ sinh khoảng 2 phút có thể làm tăng lượng sắt khoảng 24-47mg trong cơ thể bé…

Tuy nhiên, thời gian trì hoãn việc cắt dây rốn được khuyến nghị là chỉ khoảng 30-60 giây sau khi sinh – ngắn hơn rất rất nhiều số giờ, thậm chí ngày mà phương pháp liên sinh kêu gọi.

Liên sinh - Phương pháp sinh con tưởng tốt nhưng có thể gây nhiễm trùng cho bé - Ảnh 4.

Các bác sĩ khuyên các mẹ chỉ nên giữ nhau thai lại khoảng 30-60 giây sau khi sinh mà thôi.

Bác sĩ khoa sản William Scheizer cho biết, sau thời gian đó, dây rốn đã hoàn thành việc lưu thông máu cuối cùng cho bé. Nó ngừng đập, bắt đầu phân hủy và không còn giá trị y tế.

Ý tưởng đằng sau sự ra đời của phương pháp sinh liên sinh có thể rất đẹp và ý nghĩa, nhưng nguy cơ thực sự gây ra cho bé có thể sẽ khiến bạn muốn suy nghĩ lại. Còn những bà mẹ vẫn lựa chọn không cắt dây rốn được khuyến cáo phải theo dõi bé thật sát sao để xem liệu có các triệu chứng bất thường hoặc dấu hiệu nhiễm trùng hay không.

Nguồn: Parent

Theo Afamily

Leave a Reply

Or