Lần đầu sinh nở, mẹ ‘ngu ngơ’ lắm

Hãy cùng tham khảo những hướng dẫn về việc chăm sóc sau sinh để chị em sớm phục hồi nhé.

Mới mang thai lần đầu, chắc hẳn các mẹ đang có rất nhiều thắc mắc quanh chuyện chăm sóc sức khỏe hậu sản, làm sao để bớt đau sau sinh, khi nào có thể “yêu” trở lại…? Những giải đáp thắc mắc dưới đây sẽ giúp mẹ thêm kiến thức để vững vàng trong hành trình làm mẹ.

Sau sinh, sản dịch kéo dài bao lâu?

Dù sinh thường hay sinh mổ, mẹ vẫn sẽ có một lưu lượng máu thoát ra từ âm đạo, do phần niêm mạc không cần thiết ở tử cung bị bong ra. Sản dịch ban đầu có màu đỏ tươi sau dần chuyển sang màu hồng/nâu và đến ngày thứ mười thì chúng có màu vàng trắng, lượng sản dịch sẽ ít dần và hết hẳn trong khoảng 1, hai tuần tiếp theo.

Khi phát hiện sản dịch có mùi hôi (sản dịch bình thường là sản dịch có mùi tương tự với chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng) hoặc phát hiện sản dịch thường xuyên xuất hiện dưới dạng cục máu đông hay trong trường hợp bạn đang lo lắng không biết nên làm gì với tình trạng mất máu của mình thì việc cần làm ngay chính là thông báo với bác sĩ chuyên khoa.

Sau sinh, khi nào “đèn đỏ” trở lại?

Nếu mẹ không cho con bú thì chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo sẽ bắt đầu từ hai đến bốn tuần sau khi sinh. Tuy nhiên, nếu bạn đang cho con bú, thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ có thể không đến cho đến khi bé yêu của bạn cai sữa hoàn toàn.

lan dau sinh no me ngu ngo lam

Nếu bạn không cho con bú thì chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo sẽ bắt đầu từ hai đến bốn tuần sau khi sinh. (ảnh minh họa)

Khi nào có thể quan hệ tình dục trở lại?

Hầu hết các cặp vợ chồng đều bắt đầu quan hệ tình dục trở lại trong khoảng thời gian 6-8 tuần sau khi sinh, phần lớn ham muốn đến từ cả hai phía nhưng đặc biệt nghiêng về phía nam giới.

Nếu bạn cảm thấy đau trong lúc giao hợp thì có lẽ do vết cắt tầng sinh môn chưa hoàn toàn bình phục, điều này cũng chính là rào cản khiến bạn cảm thấy không thoải mái trong chuyện chăn gối. Nếu chưa sẵn sàng quan hệ tình dục, bạn hãy tâm sự với chồng để nhận được sự cảm thông.

Có thể mang thai trước khi “đèn đỏ” trở lại?

Điều này chắc chắn sẽ xảy ra. Nếu bạn chưa thực sự sẵn sàng cho việc có thai thêm lần nữa trong khoảng thời gian này thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn biện pháp ngừa thai phù hợp cho bản thân và bạn đời của mình.

Sau sinh, chu kỳ kinh nguyệt thay đổi ra sao?

Khi chu kỳ kinh nguyệt trở lại ở tuần thứ sáu sau khi sinh, phụ nữ thường không gặp phải bất kỳ trở ngại nào với chu kỳ của mình khi cơ thể trở lại trạng thái trước khi mang thai. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy mình đang gặp phải vài vấn đề với kỳ nguyệt của mình chẳng hạn lượng máu kinh quá nhiều hoặc những cơn co thắt tử cung gia tăng thì bạn nên thảo luận việc này với bác sĩ.

Chăm sóc vết rạch tầng sinh môn thế nào?

Trong lúc sinh, bạn có thể cần đến thủ thuật khâu cắt tần sinh môn. Việc làm này sẽ khiến bạn chịu sự đau đớn trong vài ngày. Những mũi khâu không cần đến thủ thuật cắt chỉ, chúng sẽ tự tiêu biến sau vài ngày. Sau đây là một vài mẹo vặt giúp bạn giảm bớt và khắc phục cơn đau đớn.

– Luôn giữ khu vực khâu sạch sẽ và khô ráo.

– Thường xuyên thay tấm lót thai sản để tránh viêm nhiễm.

– Sau mỗi lần đi vệ sinh, luôn luôn lau từ trước ra phía sau, tắm rửa bằng nước sạch và lau khô vùng kín bằng giấy vệ sinh.

– Bạn có thể sử dụng máy sấyquanh khu vực này trong vài giây để làm khô vết khâu sau khi tắm.

– Sử dụng túi chườm nước đá cho vết khâu của bạn trong vài ngày đầu sau khi sinh sẽ giúp bạn giảm sưng tấy.

– Mặc quần áo rộng và đồ lót với chất liệu cotton.

– Ăn nhiều thực phẩm có chất xơ và uống nhiều nước để tránh hiện tượng táo bón.

– Bạn nên tránh để ruột dưới bị căng và dùng tấm lót thai sản sạch che vết khâu khi đi vệ sinh.

– Việc quan trọng cần làm lúc này chính là thực hiện các bài tập sàn chậu đều đặn và nhịp nhàng vì chúng có tác dụng cải thiện việc lưu thông và làm liền vết khâu.

lan dau sinh no me ngu ngo lam 2

Thủ thuật rạch tầng sinh môn ki sinh thường sẽ làm mẹ đau nhức sau sinh. (ảnh minh họa)

Khi cho con bú, lượng sản dịch thoát ra nhiều hơn, có bình thường?

Nhiều sản phụ gặp phải tình trạng lượng sản dịch ồ ạt tống ra khỏi âm đạo khi họ cho con bú, điều này là do lượng hormone được phóng thích ra ngoài trong quá trình cho con bú kích thích tử cung co bóp. Điều này lý giải vì sao cho con bú được xem như liều thuốc giúp sản phụ nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau khi sinh.

Đau nhói khi đi vệ sinh, làm thế nào đây?

Trong quá trình sinh con, vài vết xước hoặc những vết rách sẽ xuất hiện quanh cửa âm đạo đang hé mở. Những vết xước này là nguyên nhân gây ra cơn đau thốn khi bạn đi tiểu trong vài ngày đầu sau khi sinh. Điều quan trọng cần làm chính là:

– Giữ khu vực âm đạo luôn sạch sẽ và khô thoáng.

– Thay đổi miếng lót thai sản thường xuyên để tránh nhiễm trùng.

– Sau mỗi lần đi vệ sinh, luôn luôn lau từ phía trước ra phía sau, tắm rửa bằng nước sạch và lau nhẹ bằng giấy vệ sinh.

– Uống nhiều nước để làm loãng nước tiểu.

Bạn sẽ nhận thấy những cơn đau buốt sẽ dần tan biến sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu những cơn đau tiếp tục tái diễn thì điều đó có nghĩa bạn có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Bạn nên thường xuyên báo với bác sĩ về những dấu hiệu, tần số, nhiệt độ cùng những cơn đau nhói hay rát trong khi tiểu.

Ngăn ngừa táo bón sau sinh bằng cách nào?

Ruột thường ngưng chuyển động trong vài ngày sau khi sinh, nhiều sản phụ nhận thấy chứng táo bón là một trong những vấn đề nhức nhối trong những ngày đầu này. Điều này có thể do một số yếu tố chẳng hạn như sợ hãi khi phải đi vệ sinh do những vết khâu cắt tầng sinh môn. Để tránh tình trạng táo bón xảy ra, mẹ cần phải có một chế ăn uống với nhiều chất xơ, uống nhiều nước và tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên như đi bộ. Nếu bạn đang bị đau ở đáy chậu (vùng giữa âm đạo và hậu môn) thì tốt nhất cần uống thuốc giảm đau paracetamol theo lời khuyên của bác sĩ trước khi đi vệ sinh. Mẹ có thể sẽ cảm thấy thoải mái hơn nếu đặt dưới sàn chậu một tấm lót vệ sinh khi bạn sắp sửa đại tiện.

 

 

theo: mecon

Leave a Reply

Or