Làm việc chăm chỉ mới thành công – nguyên tắc nuôi dạy con đã cũ, bố mẹ nên dừng lại

Xã hội hiện đại đã chuyển biến đáng kể nên không phải cách nuôi dạy con nào cũng còn phù hợp.

Bạn có thường nghĩ tới chuyện liệu một cách nuôi dạy con nào đó đã không còn hữu ích hay không? Bao lâu thì bạn cập nhật phương pháp mới cho phù hợp với cuộc sống hiện đại? Rất nhiều người làm theo các quy tắc mà cha mẹ họ đã dạy, như “học giỏi”, “có trách nhiệm”, “chỉ có làm việc chăm chỉ mới thành sếp được thôi”… Nhưng một số nhà tâm lý học trẻ em cho rằng, chúng ta bắt đầu chuẩn bị cho tương lai của con mình từ ngày hôm kia, chứ không phải ngày mai.

Cùng tham khảo những nguyên tắc nuôi dạy con đã trở nên lỗi thời và cần loại bỏ:

1. Con phải làm việc chăm chỉ thì mới thành công được

Bạn có thể nói những điều như vậy với con mình. Nhưng trẻ lại nhìn thấy tấm gương thực tế từ những người như Mark Zuckerberg, Steve Jobs và nhiều người thành công khác. Họ không cần phải chịu đựng công việc mà họ chán ghét để đạt được mục tiêu của mình. Họ chỉ làm những gì họ muốn, trân trọng ý tưởng của bản thân và đạt được những thành tựu tuyệt vời.

Làm việc chăm chỉ mới thành công - nguyên tắc nuôi dạy con đã cũ, bố mẹ nên dừng lại - Ảnh 1.

Cũng có những người không hề bỏ ra chút nỗ lực nào. Nhưng họ vẫn thành công chỉ đơn thuần nhờ may mắn.

Thành công và làm việc chăm chỉ không phải là 2 cụm từ đồng nghĩa. Thực chất, nó mang nghĩa đối lập nhau: bạn càng làm việc ở nơi mình không thích, tỷ lệ bạn đạt được thành tựu ở đó càng thấp đi.

2. Con phải tiết kiệm tiền

Lời khuyên này từ ông bà, cha mẹ chúng ta giờ đây không còn ý nghĩa nữa. Bạn có thể tiết kiệm tiền trong một thời gian ngắn. Còn khoản tiết kiệm gửi ngân hàng trong dài hạn thì lại biến thiên không ngừng. Rõ ràng, bạn sẽ nhận được kết quả trái ngược nếu tiết kiệm tiền theo cách này. Tất nhiên, có một khoản tiền dự trữ thì vẫn tốt. Nhưng thậm chí sẽ tốt hơn nếu khoản tiết kiệm đó phục vụ cho bạn.

Làm việc chăm chỉ mới thành công - nguyên tắc nuôi dạy con đã cũ, bố mẹ nên dừng lại - Ảnh 2.

Trong thế giới hiện đại, tiền bạc nên được đầu tư một cách khôn ngoan. Và không phải ai cũng biết cách đầu tư. Đó là lý do tại sao những kiến thức cơ bản về lập kế hoạch tài chính lại có ích đến vậy với tất cả mọi người.

3. Nếu con muốn làm gì đó, hãy làm tốt nhất ở mức có thể

Đây là một trong những lôi khuyên tồn tại lâu nhất, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhưng nếu nhìn vào một ngày của học sinh thời nay, chúng ta sẽ nhận thấy, trẻ phải làm rất nhiều thứ. Và cách duy nhất có thể để hoàn thành tất cả là quyết định xem, nên làm việc gì thật tốt, nên xem xét lại việc gì và việc gì có thể bỏ qua hoặc chỉ làm cho xong.

Làm việc chăm chỉ mới thành công - nguyên tắc nuôi dạy con đã cũ, bố mẹ nên dừng lại - Ảnh 3.

Nếu bạn định làm mọi thứ thật tốt, làm thế nào bạn có thể đảm bảo tất cả chúng đều hoàn hảo được chứ?

Kỹ năng “phân chia nỗ lực” đặc biệt hữu ích khi bạn trưởng thành. Với nó, bạn có thể phân chia thời gian và công sức của mình để tạo nên sự cân bằng (chứ không phải hoàn hảo) trong công việc, gia đình, sở thích riêng cũng như nhiều điều quan trọng khác.

4. Con phải tích lũy nhiều kiến thức hơn

“Làm sao mà con lại không biết điều đó chứ?” – có bố mẹ đã thốt lên đầy bất bình khi một đứa trẻ không thể cho ta biết Anne Frank là ai. Kiểu kiến thức này không ảnh hưởng chút gì tới tương lai của trẻ. Trên thực tế, chúng có thể dễ dàng được tìm thấy trên Internet.

Làm việc chăm chỉ mới thành công - nguyên tắc nuôi dạy con đã cũ, bố mẹ nên dừng lại - Ảnh 4.

Tuy nhiên, khả năng tìm kiếm thông tin nhanh, kiểm tra độ chính xác của nó và quản lý thời gian lại có giá trị vô cùng to lớn. Đó mới là điều mà cha mẹ nên dạy cho con mình.

Kiến thức chung thì tốt nhưng chúng lại khó có tính ứng dụng trong cuộc sống thực tế.

5. Công việc ổn định là điều bắt buộc

Quá nhiều ước mơ của trẻ đã bị hủy hoại bởi nguyên tắc này. Một số cha mẹ còn nói với con: “Sách truyện ư? Thơ ca ư? Thật ngớ ngẩn. Kế toán mới là nghề giá trị hơn”. Nhưng 10-15 năm nữa, mức độ cần thiết và tầm quan trọng của một công việc được chọn có thể sẽ thay đổi.

Làm việc chăm chỉ mới thành công - nguyên tắc nuôi dạy con đã cũ, bố mẹ nên dừng lại - Ảnh 5.

Ngày nay, thế giới biến đổi rất nhanh. Chỉ những người nắm bắt và thích nghi được với những thay đổi đó mới có thể đủ tự tin và linh hoạt mà thành công.

6. Thành tựu trong sự nghiệp là một thước đo thành công

Rất nhiều người không hay biết rằng con đường tiến thân trong sự nghiệp không chỉ theo chiều thẳng đứng (nhân viên lên làm quản lý rồi tiến tới làm giám đốc). Còn có cả con đường tiến thân trong sự nghiệp theo chiều ngang.

Có vô số ví dụ trong trường hợp này, điển hình là những người nổi tiếng thành công trên mạng nhờ một sở thích như vẽ tranh, làm mộc.

Làm việc chăm chỉ mới thành công - nguyên tắc nuôi dạy con đã cũ, bố mẹ nên dừng lại - Ảnh 6.

Giờ đây, bất cứ sở thích nào cũng có thể trở thành một nghề và sự phát triển cá nhân trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất khi đề cập tới sự nghiệp.

Nếu con bạn không thích toán nhưng lại vẽ rất đẹp, có lẽ, tốt hơn cha mẹ nên khích lệ trẻ học vẽ hơn là thuê gia sư dạy toán cho con.

7. Biến đứa trẻ thành trung tâm vũ trụ

Bạn cũng nên nhớ rằng, đừng bao giờ quá bao bọc con. Nếu bạn muốn con trở thành người độc lập, biết lo cho mình, hãy để trẻ tự đưa ra quyết định, tự chăm sóc bản thân.

Nếu bạn luôn cố gắng bảo vệ con, trẻ sẽ không thể tự mình đối mặt với thực tại và vượt qua những khó khăn bởi chúng không biết phải làm thế nào.

Làm việc chăm chỉ mới thành công - nguyên tắc nuôi dạy con đã cũ, bố mẹ nên dừng lại - Ảnh 7.

Một số trường hợp, kiểu cha mẹ lo lắng, bao bọc con thái quá có thể gây hại cho chính con mình: khi lớn lên, trẻ nhanh chóng thoát khỏi vòng kiềm tỏa của cha mẹ để kiếm tìm tự do. Nhưng trẻ lại không hề biết làm thế nào để sống sót trong thế giới thực mà không có sự giúp đỡ từ người khác. Rắc rối từ đó nảy sinh.

Cùng thay đổi những nguyên tắc dạy con đã không còn hữu ích

Các chuyên gia khẳng định rằng, chúng ta cần có một số kỹ năng nhất định để thành công trong cuộc sống hiện đại ngày nay:

– Trình độ giao tiếp tốt thay vì chỉ biết “ngồi xuống và lắng nghe”.

– Khả năng hợp tác, là một thành viên trong đội và có thể kết hợp với những người khác trong các dự án khác nhau.

– Khả năng sáng tạo, suy nghĩ vượt ra khỏi khuôn khổ, giới hạn thông thường.

– Phát triển kỹ năng tư duy phản biện để giúp mình sống sót, trưởng thành trong thế giới thực.

 Huyền Nguyễn / Theo Helino

Leave a Reply

Or