Làm thế nào khi con bạn quá hiếu thắng?

Tính hiếu thắng là con dao hai lưỡi, có thể giúp trẻ tích cực chủ động, cố gắng làm tốt một việc gì đó, nhưng nó cũng làm cho trẻ thiếu lòng quan tâm, cố chấp, không bao dung, hình thành tính cách tự khép kín, thu mình, không thích giao lưu với người khác.

Trẻ quá hiếu thắng

Một bà mẹ tâm sự chân thành: Con gái tôi 4 tuổi, bé rất thông minh, cũng rất hiểu sự việc, ở mẫu giáo thường được cô giáo khen, nhưng tính cách của bé quá nhạy cảm, quá mạnh mẽ, làm gì cũng muốn được khen là tốt nhất. Xe đến điểm đón bé đến lớp, bé muốn mình là người lên đầu tiên. Nếu cô giáo khen ngợi bạn khác, không biểu dương bé, bé nhớ rất lâu, nhất định tranh phần nhất trong lần tới. Khi chơi trò chơi, tham gia hoạt động…, bé đều tranh đứng phía trước.

Hiếu thắng là con dao hai lưỡi (Ảnh có tính minh họa)

Hiếu thắng là con dao hai lưỡi (Ảnh có tính minh họa)

Mặc dù tính hiếu thắng rất tốt, có thể làm cho bé học cách cạnh tranh, nhưng thường khi bé không được đứng thứ 1, bé không vui mừng, thậm chí khóc òa lên.

Ngoài ra, tính hiếu thắng của trẻ còn biểu hiện ở phương diện thích quản việc của người khác. “Nếu chơi cùng với các bạn khác, các bạn khác chơi như thế nào trẻ không quản, chỉ muốn mọi người chơi theo cách sắp xếp của mình, khi các bạn không nghe bé rất không vui và không chơi với các bạn. Tôi không biết phải làm như thế nào?” – nhiều bà mẹ than thở như vậy.

Hai yếu tố làm trẻ hiếu thắng

Một là trẻ quá phần tự tin với năng lực bản thân. Ở trường hợp này trẻ thích thể hiện tài hoa của mình không sai, bố mẹ nên cổ vũ hướng dẫn trẻ và có thể tìm một sân khấu để cho trẻ có đất thể hiện, như vậy trẻ càng tự tin.

Thứ hai là lòng sỹ diện hư không, thích theo đuổi những thứ bề nổi để thể hiện mình. Lúc này bố mẹ cần giáo dục trẻ, giúp trẻ nhận thức đúng đắn về bản thân, không thể lấy vinh hoa hư không để làm mục đích theo đuổi.

Những nguyên nhân khiến trẻ dễ trở nên hiếu thắng:

1. Trẻ cho rằng bố mẹ không nhận thức hết giá trị của bản thân trẻ

Từ đó trẻ cho rằng chỉ có ở trước mặt người khác thể hiện tài năng của mình mới có thể chứng minh được mình là ưu tú, tức là trẻ muốn thể hiện mình tốt, xuất sắc và được người khác biểu dương, từ đó nhận được càng nhiều ca ngợi từ bố mẹ hoặc người khác.

2.  Lòng tự tin của “cái tôi” không đủ

Trẻ không thể tự chủ lựa chọn hứng thú của mình, toàn cố gắng làm theo ý nguyện chỉ đạo của người khác, không thể dựa theo cơ chế phát triển ở trong nội tâm bản thân trẻ để phát triển, vì vậy trẻ không thể hình thành lòng tự tin với chính mình, cũng tức là không thể trở thành một đứa trẻ có cái tôi.

3. Sức chịu đựng kém

Trẻ luôn lớn lên trong sự chăm sóc, không có cơ hội đi thể nghiệm và cảm thụ tâm lý thất bại mang đến cho bản thân để điều chỉnh, hoặc trẻ chỉ chú trọng tới việc trở thành “đầu bảng” mới có được sự công nhận, biểu dương thậm chí khen thưởng từ người khác. Quá nhiều giải thưởng, quá nhiều bảo vệ cũng làm cho trẻ cho rằng mình hoàn mỹ, không khuyết điểm, sau này làm cho trẻ khó đối diện với thất bại, một khi không như ý trẻ sẽ có khó khăn trong việc thích ứng.

“Cái tôi” chịu ảnh hưởng của bố mẹ

Bố mẹ là đối tượng chính làm gương cho trẻ, mặc dù hiện tại bạn không mạnh mẽ, hiếu thắng, nhưng lúc nhỏ cũng có một số thói quen, hành động đã hình thành nên ý thức tiềm năng của bạn ngày hôm nay. Các hoạt động thường ngày giữa bố và mẹ để lộ hành vi, lời nói… đã bất giác được ghi nhớ vào tâm trí của trẻ, trẻ sẽ âm thầm bắt chước học theo mà bố mẹ không biết.

5. Bố mẹ thường xuyên so sánh con mình với con người khác

Bố mẹ rất thích đưa các bạn nhỏ khác để so sánh với trẻ, những câu nói như “Con cần học tốt như bạn A, B” để so sánh với trẻ, nhắc nhở trẻ nhiều lần. Điều đó gây nên một gánh nặng tâm lý cho trẻ và càng làm cho trẻ theo đuổi sự hiếu thắng.

6. Bố mẹ kỳ vọng vào “cái tôi” quá cao

Bố mẹ kỳ vọng quá cao thường đem lại áp lực lớn cho trẻ, để có được niềm vui của người khác, trẻ lại phải đi đối diện với những yêu cầu mà năng lực của mình không có được, trẻ cũng lo lắng mình làm không được sẽ làm cho bố mẹ thất vọng,

Tóm lại, nguyên nhân của sự hiếu thắng đều bắt nguồn từ bố mẹ, vì vậy chỉ có bố mẹ mới giúp được trẻ cải thiện và thay đổi được tính hiếu thắng. Các bậc phụ huynh hãy lưu ý 6 điểm sau:

1. Tâm thế của bố mẹ bình hòa, cân bằng

Bố mẹ là tấm gương cho trẻ học theo, bố mẹ được thăng tiến hay thất nghiệp thì cũng phải giữ một thái độ và tâm thái nội tâm cân bằng, đối với trẻ đây là một tấm gương tốt nhất, đồng thời trẻ cũng học được phẩm chất tốt đẹp trong đó.

2. Cho trẻ thấy sở trường, điểm mạnh của bạn khác

Khi trẻ chơi với các bạn khác, bố mẹ có ý thức dẫn dắt trẻ chú ý đến các ưu điểm và sở trường của những bạn nhỏ khác, để cho trẻ hiểu được ca ngợi người khác, chứ không phải chỉ nhìn thấy sở trường của bản thân mình và yếu điểm của bạn khác.

3. Hưởng thụ quá trình chứ không phải kết quả

Khi bố mẹ chơi trò chơi cùng trẻ, không nên toàn cố ý thua trẻ, cần làm cho trẻ hiểu, điều quan trọng là hưởng thụ những niềm vui trong trò chơi chứ không phải đi tranh đoạt thứ hạng nhất nhì, bất kỳ việc gì đều có thua có thắng, thắng được thì cũng có thể thua được.

4. Để trẻ so sánh với chính mình

Trong ngôn ngữ thường ngày, bố mẹ không nên đem trẻ so sánh với các bạn khác.

Chỉ nên phân tách rõ ưu nhược điểm, không nên nói “ai tốt hơn ai”, như vậy rất dễ làm cho trẻ hình thành tâm lý đối kháng với người khác. Bố mẹ nên tìm cách để cho trẻ tự so sánh với chính bản thân mình, khen ngợi trẻ đạt được năng lực và kỹ năng mới. Đối với những trẻ khác, chỉ cần dùng cách “mượn” kinh nghiệm của họ để thúc đẩy trẻ tiến bộ.

5. Không nên kỳ vọng quá cao vào trẻ

Bố mẹ không nên cho trẻ áp lực quá lớn, càng không nên treo từ “xếp hạng nhất” ở trên miệng, để trẻ trưởng thành trong môi trường thoải mái. Chỉ cần trẻ cố gắng hết sức, bố mẹ cần thật lòng khen ngợi trẻ. Đối với những điểm yếu của trẻ, cần cho trẻ một môi trường sáng tạo làm trẻ tiến bộ chứ không phải trách móc trẻ.

6. Dạy trẻ cách đối diện với thất bại

Khi trẻ thất bại, bố mẹ hãy kể cho trẻ nghe nhiều câu chuyện của những doanh nhân đã chịu thất bại, làm cho trẻ hiểu thắng thua vốn không phải là không thay đổi, điều quan trọng là ở sự cố gắng của bản thân, thất bại là động lực của thành công, không có gì phải sợ.

Jenny (Tổng hợp)

Theo Mecon  

Leave a Reply

Or