LÀM GÌ KHI SỮA MẸ VỀ QUÁ NHIỀU SAU KHI SINH?

1. Sữa mẹ quá nhiều có ảnh hưởng gì đến trẻ không?

Sữa mẹ có 2 thành phần: phần đầu đa phần là chất lỏng và phần sữa sau chính là chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Thông thường, các bé sẽ bú khoảng 10 phút cho mỗi bên ngực mới hấp thụ được lượng sữa chất lượng. Do đó nếu sữa mẹ quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng phần sữa đầu bị loãng sẽ ra nhiều hơn, có thể bé sẽ dừng bú trước khi dòng sữa chất lượng kịp về.

Hậu quả của việc này là trẻ sẽ nhanh no nhưng mau bị đói, lâu dài sẽ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng khiến bé chậm lớn.

Bên cạnh đó, khi dòng sữa mẹ chảy về quá nhiều, bé sẽ thay đổi nhịp bú nhanh hơn gây khó khăn khi thở, khiến bé thường xuyên bị nấc, ợ hơi và đau bụng, thậm chí là sợ bú mẹ và nghiêm trọng hơn là trở nên biếng ăn.

Sữa mẹ về quá nhiều đôi khi khiến bé khong kịp hấp thu dưỡng chất

2. Làm gì khi sữa mẹ quá nhiều?

Thường xuyên thay đổi tư thế khi cho con bú

Mỗi lần cho con bú, các mẹ nên ngồi thẳng lưng để bé đối mặt với bầu ngực sao cho đầu phải cao hơn núm vú. Nếu quá mỏi lưng hoặc cho con bú lúc đêm, mẹ cũng có thể nằm nghiêng để bé nằm sát mình hoặc nằm lên trên người mẹ để bú.

Các vị trí trên sẽ giúp giảm áp lực dòng chảy của sữa, từ đó giúp bé dễ dàng bú hơn mà không bị sặc. Ngoài ra, lúc bé đang bú, bạn dùng tay nhấn vào núm vú để giúp sữa chảy chậm và ổn định hơn.

Khi cho con bú, mẹ có thể nằm nghiêng và giữ bé nằm sát mình

Tăng cường cho con bú

Cho con bú thường xuyên là giải pháp an toàn và tốt nhất cho thắc mắc làm gì khi sữa mẹ quá nhiều. Nhưng lưu ý không phải cứ cho con bú liên tục không ngừng nghỉ, mà mẹ chỉ tăng cường tần suất theo một chế độ khoa học hợp lý và đáp ứng đúng đủ với nhu cầu của con. Khi trẻ bú nhiều sẽ khiến cho dòng chảy của sữa sẽ không bị tràn.

Chỉ cho trẻ bú ở một bên bầu ngực

Nếu trẻ chỉ bú trong khoảng 15-20 phút thì hãy để con bú ở một bên bầu ngực vì như thế thì sữa chỉ bị trào ra trong lần đầu tiên còn sau đó thì dần ổn định và ra chậm đều hơn. Ngực còn lại có thể bị căng tức khó chịu thì chị em có thể vắt ra ít sữa để giảm sự khó chịu chứ không vắt cạn.

Chỉ nên cho trẻ bú ở một bên đầu ngực nếu thời gian bú không lâu

3. Mách mẹ một số mẹo giúp con bú thoải mái khi sữa nhiều

Nuôi con bằng sữa mẹ là giai đoạn các mẹ thường phải đối mặt với những tình huống vô cùng khó khăn. Để khắc phục việc sữa quá nhiều gây ảnh hưởng cho cả mẹ lẫn con thì khi bé dừng bú, bạn hãy sử dụng miếng lót thấm sữa và nhớ thay thường xuyên tránh bị ẩm.

Nếu bé chỉ bú một bên ngực thì bầu ngực bên kia sẽ bị chảy sữa rất khó chịu, lúc này nên dùng một chiếc khăn mềm lót vào để ngăn chặn dòng sữa bị tràn.

Mẹ có thể sử dụng miếng lót ngực để giữ dòng sữa không bị tràn nhiều

Sữa về nhiều sau sinh không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của bé mà còn gây ra một số phiền toái cho các mẹ. Làm gì khi sữa mẹ quá nhiều là câu hỏi chung của nhiều chị em phụ nữ đang trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Hy vọng, những thông tin trên sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề khó khăn này một cách dễ dàng hơn.

Sheevn

Leave a Reply

Or