Lại chuyện kiêng gì và không kiêng gì khi mang thai

Từ thuở xa xưa, người ta nghĩ ra đủ mọi điều kiêng kỵ cho phụ nữ có thai. Cho đến tận bây giờ, vẫn còn rất nhiều phụ nữ phân vân trước những lời răn dạy của bà, của mẹ. Có thể thấy một điều rằng khá nhiều lời khuyên được đúc kết từ kinh nghiệm ấy rất có ích cho sức khỏe. Nhưng không phải tất cả mọi lời khuyên đều có nghĩa như thế.

Chẳng hạn, có một điều kiêng kỵ lưu truyền trong dân gian là không nên cắt tóc trong thời gian mang thai. Các bà các mẹ nói rằng nếu bạn cắt tóc, bạn sẽ rút ngắn cuộc đời của đứa trẻ. Thực ra điều kiêng kỵ này có lẽ phát xuất từ một quan niệm xưa cổ: mái tóc dài thể hiện vẻ đẹp và phẩm chất của người phụ nữ. Người ta cũng coi mái tóc là biểu hiện của sức khỏe.

kieng cu khi mang thai
kieng cu khi mang thai Cắt tóc khi mang thai là hoàn toàn an toàn các mẹ nhé! Ảnh: Inmagine.

Thực tế thì người phụ nữ có thai cần phải thật đẹp và có vẻ ngoài được chăm sóc kỹ lưỡng. Như thế thì việc ghé tiệm làm đầu chẳng hề có hại gì cả với họ. Chỉ có một điều duy nhất không thuận tiện là mùi thuốc nhuộm tóc, duỗi, hấp… có thể làm bạn khó chịu. Nếu thế, bạn cũng có thể gọi thợ đến nhà làm cho bạn một kiểu đầu xinh đẹp.

Nhưng còn vấn đề nhuộm tóc thì có lẽ bạn sẽ phải suy nghĩ và cân nhắc hơn. Mặc dù người ta vẫn thường khẳng định rằng thuốc nhuộm tóc tốt sẽ không gây hại gì, thế nhưng do sự thay đổi hoocmon trong cơ thể mà màu tóc có thể sẽ khác với mong muốn của bạn đó.

Một điều cấm kỵ khác là đừng thông báo cho ai biết tin vui của bạn càng lâu càng tốt. Điều này có thể xuất phát từ việc ngày xưa trẻ sơ sinh và thai nhi tử vong khá nhiều.

Việc thông báo sớm hay trễ tùy vào quyết định của chính người mẹ. Nhưng không có lý do gì để bạn phải lo lắng như thế. Tất nhiên, dù sao bạn cũng chẳng nên loan báo ầm ỹ ngay ngày đầu có thai, nhưng cũng chẳng nên âm thầm giấu diềm cho đến tận khi sinh nở.

Bạn cũng có thể được dặn là không được đan len, sợi hay bất cứ cái gì, nếu không trẻ sẽ bị dây rốn quấn cổ. Có lẽ điều kiêng kỵ này bắt nguồn từ nỗi lo khi người phụ nữ đan, họ thường rất chăm chú tập trung, họ quên hết mọi chuyện quan trọng khác.

Thực ra đan lát là một công việc hoàn toàn bình thường trong thời gian mang thai. Thậm chí nó còn có ích là giúp cho người ta thanh thản và nhẹ nhõm. Chỉ có điều khi đan lát, bạn đừng nên ngồi chết cứng trong một tư thế. Chính tư thế này sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của me và có thể gây hại cho em bé!

Rất nhiều bà mẹ còn tin vào “truyền thuyết” không được mua sắm gì trước cho em bé.Thực ra đây là một điềm báo từ xa xưa. Các cô gái ngày nay đã không còn tin nhiều lắm vào điều này. Có một số phụ nữ vì lo lắng nên đã giao hết việc này cho chồng, và anh ta chỉ bắt đầu mua sắm khi vợ đã vào bệnh viện. Thế nhưng đàn ông vốn không được sinh ra để cảm nhận xem cái gì nên mua và cái gì không nên. Thêm vào đó, việc mua sắm cho em bé chắc chắn sẽ làm người mẹ tương lai cảm nhận tình mẫu tử thiêng liêng sớm hơn.
do so sinh mau vang
Bạn nghĩ xem, chẳng có cơ sở gì để kiêng đồ sơ sinh màu vàng cả. Ảnh: internet.

Thậm chí tôi còn nghe các bà già xưa xưa khuyên cả về màu sắc đồ dùng sơ sinh mua cho trẻ trước khi sinh. Một lần tôi nghe một bà cụ nói rằng không nên mua đồ màu vàng cho trẻ. Vì màu vàng gắn liền với quỷ dữ. Chuyện này rõ ràng là không có cơ sở khoa học gì rồi, không những thế màu vàng còn là màu tươi sáng dễ thương có thể dùng được cho cả bé gái và bé trai nên bạn có thể dễ dàng để dành lại cho lần sinh con sau.

Các cụ còn cấm cả chuyện… chụp hình: Theo tôi, người phụ nữ khi mang thai thật tuyệt vời. Và thật đáng tiếc chừng nào khi người ta không giữ lại hình ảnh kỷ niệm cho quãng thời gian ấy. Hãy thử nhìn những tấm hình bầu xinh đẹp của ngôi sao màn bạc Demi Moore trên những bìa báo mà xem. Sau khi cô cho công bố những tấm hình ấy lên báo chì, rất nhiều ngôi sao đã bắt chước cô một cách nhiệt tình.

Ngoài ra còn rất nhiều những lời khuyên răn mang tính dự báo và kiêng cữ khi mẹ mang thai nữa, vậy thì hãy chọn lựa trong những điều kiêng cữ những lời khuyên đúng để làm theo các mẹ bầu nhé! Và hãy cùng Webtretho tiếp tục cập nhật và chia sẻ những kinh nghiệm dân gian cũng như phong tục tập quán liên quan đến mang thai ở nơi bạn sinh sống nhé!

Những quan niệm kiêng cữ và chăm sóc bà mẹ mang thai của các cụ có điều đúng điều sai, dưới đây là những sai lầm lớn và phổ biến nhất cùng các luận cứ khoa học để các mẹ bầu nhà mình có thể yên tâm “cởi bỏ” một nỗi lo toan kiêng cữ để tận hưởng thai kỳ thoải mái hơn.

Những quan niệm sai lầm phổ biến của phụ nữ khi mang thai

Có rất nhiều những kinh nghiệm được các bà mẹ truyền miệng cho nhau về những chuyện nên làm và không nên làm trong thời kỳ mang thai. Đại đa phần những lời rỉ tai, mách nước ấy đều là những kinh nghiệm dân gian, và không phải tất cả đều chính xác, khoa học. Bạn hãy thử kiểm tra lại một lần nữa những gì mình được “mách nước” nhé.

Vợ chồng làm “chuyện ấy” khi mang thai, con sinh ra sẽ bị dị tật?

Đây là một quan niệm sai lầm. Ngược lại, các chuyên gia về tình dục học lại khuyên các cặp vợ chồng vẫn nên duy trì sinh hoạt tình dục trong giai đoạn người vợ mang thai. Điều này sẽ giúp giữ gìn tình cảm vợ chồng và giữ cân bằng về mặt tâm sinh lý cho cả hai phía. Bởi vì, theo các chuyên gia, nhu cầu sinh lý của người phụ nữ trong thời kỳ này tuy có những biến đổi song vẫn có, thậm chí có lúc tăng cao. Do đó, việc duy trì một chế độ sinh hoạt vợ chồng trong chừng mực và đúng cách sẽ giúp cải thiện tâm lý vốn dễ bất ổn của thai phụ.

Thông thường trong thời kỳ mang bầu ở người phụ nữ sẽ có sự thay đổi về cảm xúc tình dục. Nguyên nhân của hiện tượng này là do quá trình thay đổi hormon trong cơ thể. Theo thống kê đa phần phụ nữ mang thai đều thừa nhận là có ham muốn chuyện ấy hơn nhiều so với khi chưa mang thai. Tuy nhiên, trong suốt thời gian 3 tháng đầu, ham muốn của thai phụ thường kém hơn so với giai đoạn kể từ tháng thứ 4, bởi trong thời kỳ 3 tháng đầu người phụ nữ phải chịu đựng cảm giác mệt mỏi và không thoải mái, đặc biệt là khi họ bị ốm nghén.

Xét về mặt khoa học, thai nhi được bảo vệ bởi túi nước ối và dạ con nên việc quan hệ tình dục ở mức độ nhẹ nhàng, bình thường, hoàn toàn có lợi cho cả hai. Bạn có thể cảm nhận tim đập nhanh hơn đồng thời em bé chuyển động một chút sau khi quan hệ. Đó là những cảm giác hoàn toàn bình thường. Vì vậy, việc quan hệ tình dục trong thời kỳ thai nghén sẽ không gây ra những dị tật cho trẻ khi chào đời.

Mặc dù vậy, các cặp vợ chồng cũng cần lưu ý một số trượng hợp nên hạn chế quan hệ trong thời lỳ thai nghén để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi:

– Những người mẹ có thai ở giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ, trong tiền sử đã có dọa sẩy thai, dọa đẻ non ở lần có thai trước nhưng ở lần này chưa có dấu hiệu đau bụng, ra huyết, dọa sẩy thai, dọa đẻ non. Với những trường hợp này nếu có quan hệ tình dục cần theo dõi kỹ càng, tốt nhất có thể chuẩn bị thuốc giảm co bóp tử cung đề phòng dọa sẩy thai trong trường hợp xuất hiện đau bụng.

– Với các trường hợp mẹ bị suy dinh dưỡng nặng, tăng cân ít, da xanh, thai bị suy dinh dưỡng các thai phụ có nhau tiền đạo nhưng ở những tháng đầu chưa có biểu hiện gì bất thường, rất cần tăng cường chăm sóc và cân nhắc khi quan hệ tình dục, cần được bác sĩ tư vấn theo dõi và điều trị kịp thời nếu có bất thường.

Đối với bà mẹ mang thai, quan hệ tình dục trong tất cả các trường hợp dù đặc biệt hay không đặc biệt đều phải nhẹ nhàng, không được có những động tác mạnh, tư thế phải tránh đè ép vào bụng của thai phụ, thời gian cũng không nên kéo dài quá.

Mẹ làm đẹp một chút khi mang thai cũng không gây hại đến sức khỏe của trẻ?
sailam-mangthai1_330

Thực ra lời khuyên của các bác sĩ là các bà mẹ nên tránh dùng các loại mỹ phẩm khi mang thai. Bởi vì, khi có thai, da phụ nữ mẫn cảm hơn so với lúc bình thường nên rất dễ bị dị ứng. Những mỹ phẩm có tinh dầu thơm sau khi thấm qua da thai phụ có thể theo đường máu gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai.

Mang thai là một quá trình sinh lý đặc biệt do có những thay đổi về chất nội tiết, dẫn đến tăng sắc tố da, mặt có nhiều vết sạm, đốm… Nhiều chị em muốn trang điểm thật đậm để che những vệt khó coi ấy đi. Nhưng một số mỹ phẩm lại có tác dụng phụ không mong muốn, có thể gây tác hại cho sức khỏe người mẹ và cả thai nhi.

Qua đường hô hấp, nước hoa và hóa chất tạo hương trong mỹ phẩm cũng dễ gây dị ứng. Khi mang thai, các dưỡng bào và tế bào ưa kiềm trên niêm mạc đường hô hấp trở nên dễ bị kích ứng bởi các chất thơm, giải phóng nhiều histamin, gây ho, hen, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc, đau nửa đầu. Ngay cả trong son môi có những chất vừa hấp thu kim loại nặng trong không khí, vừa hấp thu vi sinh vật gây bệnh. Son môi thường bị nuốt vào dạ dày một cách vô tình (do ăn uống, liếm môi), không tốt cho người mẹ và thai.

Khi mang thai không nên cắt tóc?

Nhiều bà mẹ vẫn tin rằng trong suốt giai đoạn thai kỳ nên kiêng cữ tất cả những thói quen làm đẹp như mặc quần áo thời trang, trang điểm, cắt tóc… vì lo sợ sau này em bé sẽ mất duyên. Tuy nhiên, ngoại trừ việc bạn phải tiếp xúc với các loại mỹ phẩm, thuốc nhuộm, thuốc duỗi chứa nhiều hóa chất độc hại, những việc làm đẹp nhẹ nhàng như cắt tóc không thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ.

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý rằng từ giữa thời kỳ thai nghén về sau, tóc người phụ nữ thường rất giòn, rất dễ rụng, nếu đi uốn sấy tóc sẽ làm cho tóc rụng thêm. Mặt khác, thuốc uốn tóc thường chứa thioglycolat amon (muối của axit thiglycolic) có tính độc, nếu dùng liên tục dễ gây hại cho bào thai.

Người đang có thai cũng không nên nhuộm tóc. Hóa chất paraphenylene diamin thường có trong thuốc nhuộm được khẳng định là gây ung thư trên động vật thí nghiệm. Một số tài liệu còn nói cho rằng nhiều loại thuốc nhuộm tóc gây dị dạng thai, ung thư da và ung thư vú.

Có bầu ăn trứng ngỗng sẽ sinh con thông minh?
trungngong-330
Trứng ngỗng có phải là loại “trứng vàng” cho bà mẹ mang thai và thai nhi? Ảnh: Inmagine.

Nhiều thai phụ cứ 3 tháng lại ăn một quả trứng ngỗng để con sinh ra được thông minh khoẻ mạnh hơn. Trứng ngỗng to gấp đôi, gấp ba trứng gà, quả thật là khó nuốt, nhưng họ đành phải cố gắng vì hy vọng đứa con tương lai sẽ thông minh hơn.

Theo ý kiến của các chuyên gia y tế, từ trước tới nay, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc nào khẳng định rằng người mang thai ăn trứng ngỗng thì tốt cho thai nhi hơn các trứng khác. Những thai phụ đã ăn trứng ngỗng cũng đừng vội thất vọng vì trứng này chứa một lượng protein cao hơn so với trứng gà, trứng vịt và lượng lipid cao hơn trứng gà.

Theo “Bảng thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc Việt Nam” (Nhà xuất bản Nông nghiệp), trứng ngỗng có 13,5% protein, 13,2% lipid, trứng gà chứa 12,5% protein, 11,6% lipid còn trứng vịt chứa 11,8% protein, 3,5% lipid. Tuy nhiên, trứng ngỗng chứa ít vitamin hơn trứng gà, trứng vịt, nhất là vitamin A rất cần cho phụ nữ có thai.

Thực chất, trứng gà mới là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Thành phần các chất dinh dưỡng như protein, lipid, gluxit, các vitamin và khoáng chất trong trứng gà có tỷ lệ phối hợp rất hợp lý, giúp bồi bổ sức khỏe rất tốt. Trứng gà cũng được y học cổ truyền dùng làm chất bổ dưỡng. Đông y gọi lòng đỏ trứng là “kê tử hoàng”, có vị ngọt tính ấm, có công dụng dưỡng âm, ninh tâm, vỗ tỳ vị, trị mất ngủ do âm hư và nôn mửa do khí nghịch…

Với trứng ngỗng, các thai phụ vẫn có thể ăn được, 3 tháng một quả cũng không sao. Nhưng chỉ nên coi đó là thực phẩm giàu protein, ăn để bồi dưỡng và trong một lúc không nên ăn nhiều vì protein lâu tiêu. Với một quả trứng ngỗng to như vậy nên chia làm 2-3 lần ăn cho đỡ ngán. Tuy nhiên nếu bồi dưỡng bằng trứng gà thì tốt hơn.

Khi mang thai, có lẽ các mẹ bầu đều đã cập nhật và trang bị khá nhiều kiến thức. Dưới đây là những kiêng cử đặc biệt cần bổ sung vào sổ tai thai phụ để bạn chăm sóc bản thân lẫn thai nhi tốt hơn.

– Tránh xa các thú nuôi trong nhà, như mèo, chó, chuột hamster…. Lông chó, mèo có thể gây dị ứng trong quá trình mang thai. Phân mèo có thể mang vi khuẩn Toxoplasmosis rất nguy hại đối với thai nhi . Dùng thuốc tân dược theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và hạn chế dùng vào 3 tháng đầu thai kỳ.

– Tránh thức khuya, cố gắng đi ngủ sớm và điều độ, dỗ giấc bằng cách ngâm chân vào nước ấm, uống 1 ly sữa ấm trước khi đi ngủ khoảng 30 phút. Không để bị stress và không nên xem phim kinh dị, bạo lực…
mtsn3_500x300nni

– Tránh táo bón bằng cách uống 1 lít nước vào buổi sáng sớm, trước khi ăn sáng, ăn nhiều rau quả, trái cây tươi rửa sạch vì chúng chứa nhiều chất xơ và vitamin.

– Không sờ đầu ti, xoa nắn ngực và bụng trong suốt thời gian mang thai vì sẽ gây co thắt tử cung, dẫn tới động thai, sẩy thai hoặc sinh sớm.

– Không tẩm bổ quá nhiều thuốc Đông y trong tam cá nguyệt đầu tiên. Lý do là thuốc bổ quá đôi khi cũng dẫn đến động thai, gây xuất huyết âm đạo và sẩy thai sớm .

– Kiêng giao hợp ít nhất 1 tháng đầu, 6/10 thai phụ bị động thai nếu đêm trước hai vợ chồng “gần gũi”. Sau 2-3 tháng thì có thể quan hệ bình thường, tuy nhiên cần nhẹ nhàng hơn trước. Tốt nhất là cữ trong các trường hợp như người mẹ bị ra máu, bị rò ối, nhau đóng thấp, tiền sử sinh non…Sản phụ kiêng gần chồng trong tháng cuối cùng khi gần sanh, vì lúc đó thai đã quá nặng nề, chẳng may bị vỡ ối có thể dẫn đến nhiễm trùng. Khoảng thời gian tốt nhất mà vợ chồng có thể sinh hoạt là sau tuần thứ 12 – tuần 36.

– Theo dõi máu và dịch âm đạo: Không có khái niệm máu báo khi mới cấn thai! Ra máu luôn là hiện tượng bất thường và là nguyên nhân gây động thai hoặc sẩy sớm. Dấu hiệu động thai thường chỉ là một hoặc vài giọt máu tươi. Thai phụ nên mặc quần lót màu sáng, quan sát dịch âm đạo, nếu có màu khác thường hay ra máu hồng, đỏ, nâu thì cần nhập viện ngay.

– Nếu chẳng may ra dịch nâu đỏ hay hồng nhạt, tuyệt đối tránh đi lại, nằm nghỉ trên giường, gác chân lên gối cao mềm. Ăn cháo cá chép, uống sữa đậu nành để giúp an thai. Thông thường, nếu chẳng may bị động thai và khéo giữ gìn thì mẹ và thai nhi sẽ phục hồi trong 3-5 tuần.

– Thai phụ nên tránh đi dự đám tang, điều này không phải vì lo sợ bị em bé bị “ma nhập” hay “chết yểu”… Thật ra, trong dân gian xưa nay vẫn tin hơi lạnh ở nhà người mới chết là có thực. Và hiện tượng vướng phải hơi lạnh nên bị bệnh cũng là phổ biến, nhất là với những người có sẵn các chứng bệnh phong thấp, huyết áp cao. Cái gọi là hơi lạnh chính là dấu hiệu môi trường nhiễm khuẩn do xác chết phát tán ra. Để phòng bệnh, các thầy thuốc thường khuyên người có sức đề kháng yếu như người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mãn tính, người đang có bệnh… nên tránh đến dự trực tiếp đám tang.

Ngay khi chiếc bụng bầu tròn xoe của mẹ nổi rõ sau lớp áo, cả những người xa lạ nhất cũng muốn chia sẻ niềm vui, đưa ra lời khuyên hay phỏng đoán về thai kỳ cho mẹ. Đôi khi, những “kinh nghiệm dân gian” này lại khiến mẹ rất rối trí, mẹ nên tin vào điều gì đây?

Không phải mọi quan niệm xưa cũ từ thời các cụ đều sai, dù rõ ràng là thời đó làm gì có chứng cứ khoa học nào chứng thực cho những phỏng đoán này. Thật may là đến nay, y học và khoa học hiện đại đã giúp xác thực chúng, sau đây là những kinh nghiệm phổ biến nhất và lời giải cho chúng:

Nếu mẹ bị ợ nóng trong thai kỳ, em bé sinh ra sẽ có nhiều tóc

Điều này hóa ra lại đúng. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Johns Hopkins thực ra đã có ý muốn bác bỏ điều này, nhưng rồi kết quả thực nghiệm của nghiên cứu lại cho thấy những chứng cớ đáng ngạc nhiên ủng hộ cho quan niệm có vẻ hơi kỳ cục này. Có đến 82% thai phụ gặp vấn đề ợ nóng nghiêm trọng trong thai kỳ sinh ra những đứa bé nhiều tóc, trong khi đó, các bà mẹ ít hoặc không ợ nóng lại có những em bé với mái tóc thưa mỏng. Điều này dẫn đến một manh mối, đó là hormone gây ợ nóng ở thai phụ cũng kích hoạt mọc tóc ở bào thai.
bo-va-me-mang-thai_500

Nếu mẹ hay bị ợ nóng, có thể bé con cũng “rậm rạp” như bố vậy – Ảnh: Inmagine

Nếu mẹ với tay cao qua đầu, em bé trong bụng sẽ bị dây rốn quấn cổ.

Thật sai lầm! Mặc dù lời đồn đại này có thể giải thoát mẹ khỏi việc giặt giũ phơi phóng, nhưng sự thực là nó chẳng liên quan gì đến thai kỳ và em bé của mẹ cả. Mẹ có thể vận động tay khá thoải mái (tất nhiên là là không quá sức) mà không làm ảnh hưởng xấu đến em bé. Vị trí dây rốn phụ thuộc vào chuyển động của thai nhi chứ không phải của mẹ. Tóm lại là, tay mẹ chẳng liên quan gì đến tử cung của mẹ cả!

Mẹ mang thai không nên tiếp xúc với mèo.

Chính xác! Ký sinh trùng toxoplasma trong phân mèo có thể gây hại cho em bé trong bụng mẹ, vì vậy mẹ nên tránh tiếp xúc với ổ mèo và đặc biệt là “hộp ị” của mèo. Nếu nhà mình có cả mèo cưng và một vườn rau tự trồng, tốt nhất nên rửa thật sạch rau củ quả hữu cơ từ vườn rau này để loại bỏ tác nhân có hại, bởi vì chú mèo tinh nghịch cũng có thể chạy nhảy vấy bẩn lên rau quả sau khi “đi vệ sinh” lắm chứ. Và nếu mẹ là người yêu mèo thật nhiều và khó có thể cưỡng lại được việc nựng nịu hay vuốt ve chú miu một cái, vậy thì cho đến khi mẹ tự cách ly tạm thời được với mèo, hãy nhớ rửa tay sạch sẽ ngay sau khi chạm vào chú.

Mẹ mang thai không nên tắm.

Sai! Thật may là điều này sai, mẹ nhỉ? Tắm táp là liệu pháp dễ thương để xoa dịu các cơ bắp mệt mỏi của mẹ khi mang thai, nhưng lưu ý không nên tắm nước nóng mẹ nhé! Bởi vì khi nước tắm quá nóng, thân nhiệt của mẹ tăng và theo đó nhịp tim cũng tăng lên, điều này khiến lưu lượng máu đưa đến thai nhi cũng tăng theo và gây căng thẳng cho bé cưng. Mẹ hãy điều chỉnh nhiệt độ nước ở mức vừa đủ dễ chịu (ấm nhưng không quá nóng), và kiểm tra nước trước khi tắm. Nếu mẹ thích ngâm bồn, nên để nhiệt độ nước mát hơn so với tắm vòi sen, do nhiệt độ nước bồn giải phóng nhiệt ra ngoài ít hơn so với nước phun từ vòi sen do vậy nhiệt độ tác động vào cơ thể mẹ sẽ cao hơn.

gioi-tinh-thai-nhi_500
Bụng cao hay thấp không liên quan đến giới tính của con đâu mẹ nhé! – Ảnh: Inmagine

Mẹ mang bầu bụng thấp sẽ đẻ con trai, và bụng cao sẽ sinh con gái.

Không đúng đâu mẹ ạ! Chuyện mẹ mang bụng bầu thế nào phụ thuộc vào vóc người, trương lực cơ và tử cung của mẹ, cùng với vị trí của em bé bên trong chứ không liên quan gì đến giới tính của bé. Nếu mẹ có vóc dáng cao gầy, nhiều khả năng mẹ sẽ mang thai bụng cao; ngược lại nếu mẹ thấp và đậm người hơn, mẹ dễ mang thai bụng thấp hơn. Ngoài ra, nếu mẹ mang thai bé thứ hai hoặc nhiều hơn, cơ bụng của mẹ đã giãn hơn và bụng bầu của mẹ cũng sẽ thấp hơn.

Quan hệ tình dục ở cuối thai kỳ có thể thúc sinh.

Điều này là có thể! Điều này cũng phù hợp với một giả thiết khoa học: prostaglandin – một chất có trong tinh dịch khi kết hợp với hormone nữ sinh ra trong quá trình hưng phấn có thể dẫn đến co thắt mạnh. Đây có thể là một “trò bịp” nhỏ để thúc đẩy cơn chuyển dạ khi sinh nở và nó hầu như không gây hại đến em bé hay rủi ro cho thai kỳ. Vì vậy, mặc dù không phải bác sĩ nào cũng đồng tình về mối liên hệ giữa “chuyện ấy” và sinh nở, nhưng có một điều chắc chắn rằng, nếu đã đến ngày dự sinh, “chiêu” dỗ con ra đời này cũng thú vị đấy chứ?

 

 

 Theo webtretho

Leave a Reply

Or