Kỹ năng cần để đề phòng trẻ mất tích

Dạo này trẻ mất tích nhiều quá ạ! Cứ mở báo ra đọc hoặc lên FB là 2-3 bữa lại thấy 1 tin trẻ mất tích, có ngày e đọc được đến tận 2-3 tin. Con nít cũng mất tích, nữ sinh cũng mất tích, sinh viên cũng mất tích.

 

Không loại trừ những tin vịt, ăn theo thời sự, nhưng em thấy cứ đề phòng cho chắc ăn. Không phải cứ con gái mới lo nha, bây giờ những kẻ lạm dụng bé trai cũng không phải là hiếm nữa. Bố mẹ có con thì nên dặn dò, cẩn thận 1 chút. Con càng nhỏ càng dễ rơi vào tình thế nguy hiểm vì trẻ nhỏ ngây thơ, dễ tin người lạ (cá nhân em thấy người quen cũng nguy hiểm, vì thường người quen sẽ khiến cha mẹ mất cảnh giác ah), nếu gặp việc lại không thể hoặc không biết kêu cứu hay nhờ sự giúp đỡ. Vậy nên việc rèn cho trẻ những kỹ năng cần thiết để tránh việc khôn hay xảy ra là điều rất cần thiết trong thời buổi này, đừng để mất bò mới lo làm chuồng, các mẹ nhé!

1. Tạo tình huống giả định và thực hành cùng con.
Sẽ thật khó để bố mẹ giải thích cho bé thế nào là người tốt, thế nào là người xấu (người lớn có khi còn lầm ấy ạ), nên e thấy tốt nhất là tạo ra tình huống giả định để dạy trẻ nhận biết những mối nguy hiểm từ người khác.
Bố mẹ hãy đóng vai người lạ và hỏi trẻ có muốn rời khỏi nhà / rời khỏi ba mẹ (nếu đến chỗ đông người) để đi chơi, cho kẹo… hay không, hoặc người nào đó nói hoặc làm những hành động khiến trẻ cảm thấy không thoải mái. Đó là những dấu hiệu đầu tiên giúp trẻ nhận biết mối nguy hiểm. Cả nhà nên tập dượt những tình huống này cho đến khi thuần thục, và cách giải quyết tình huống này là trẻ phải ngay lập tức nói KHÔNG, TRÁNH XA VÀ BÁO ngay cho ba mẹ.
Nếu trẻ còn nhỏ, mẹ có thể tìm cách giải thích gắn gọn, dễ hiểu, lồng ghép tình huống vào những câu chuyện kể như đóng vai thỏ con – chó sói để giúp bé hiểu và thực hành.

2. Dạy trẻ khả năng định hướng.
Chúng ta không thể đòi hỏi ở trẻ khả năng đọc bản đồ hoặc xác định ví trí khi bị lạc hay bị dắt đến nơi lạ nhưng nhận thức và định vị hướng cơ bản có thể giúp trẻ an toàn trong nhiều trường hợp. Hãy giúp con của bạn phát triển kĩ năng này bằng cách dạy trẻ quan sát, ghi nhớ, và thực hành bằng cách đề nghị trẻ dẫn đường khi ra khỏi trung tâm mua sắm để quay lại bãi giữ xe hoặc xung quanh phố khi đi dạo.

3. Dạy trẻ không được tin / nghe lời người lạ (bao gồm cả người quen nhưng không thân, không phải người trong gia đình).
Để bảo đảm an toàn, ba mệ cần hết sức lưu ý dặn trẻ không được tiếp xúc với người lạ. Nên đặt ra giới hạn cho trẻ những người mà trẻ có thể tin tưởng như ông bà, ba mẹ, anh chị em ruột của trẻ. Ngoài ra, trẻ tuyệt đối không đi theo hoặc nghe lời của bất cứ ai khác nếu không được ba mẹ dặn trước.
Ngoài ra, bạn nên dặn trẻ tuyệt đối không được nhận quà từ người khác khi chưa được sự đồng ý của ba mẹ. Bạn nên hướng dẫn trẻ cách từ chối khéo léo khi được người lạ cho quà / đồ ăn nếu ba mẹ không có ở đó hoặc chưa đồng ý. Hãy tập cho trẻ thói quen: Nếu người lạ cho quà / bánh kẹo, con chỏ được phép nhận khi được sự cho phép của ba mẹ.

4. Dạy cho trẻ ghi nhớ số điện thoại cần thiết.
Ba mẹ nên dạy con nhớ địa chỉ nhà, số điện thoại của ba mẹ và nên thường xuyên hỏi lại để kiểm tra. Điều quan trọng là trẻ cần phải biết địa chỉ nhà và số điện thoại để đề phòng trường hợp chúng bị tách khỏi bạn. Việc này sẽ giúp trẻ có thể nhờ sự giúp đỡ hoặc thông báo cho bạn khi gặp tình huống xấu.

5. Dạy cho trẻ biết phải làm gì khi đi lạc.
Dạy trẻ biết phải làm gì trong trường hợp bị lạc sẽ giúp chúng an toàn. Nên dạy con đứng yên 1 chỗ (trong trường hợp đi cùng với ba mẹ đến chỗ lạ), giữ bình tĩnh, gọi to tên ba mẹ, nhớ số điện thoại của ba mẹ và địa chỉ nhà, hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người đáng tin cậy như chú công an, chú bảo vệ là 1 số gợi ý.

6. Dạy trẻ hét to khi cần sự giúp đỡ ngay lập tức.
Hãy nói với trẻ rằng chuang có thể hét to khi cần thiết. Nếu có người lạ tiếp cận, gạ gẫm, dắt trẻ đi hoặc có hành động đụng chạm, đe doạ, trẻ CẦN phải biết mình phải làm gì. Hãy dạy trẻ hét to “Cháu không biết cô / chú”, la hét, phản ứng mạnh để buộc kẻ xấu phải dừng hành động, để gây sự chú ý của mọi người xung quanh, và để đánh động cho ba mẹ để nhận được sự can thiệp kịp lúc.

Một số những tình huống mà trẻ có thể gặp phải:

  • Có người lạ đến gõ cửa, các hãng tiếp thị, bán hàng đến nhà khi ba mẹ khôg có nhà
  • Khi trẻ tan học, đang chờ ba mẹ đến đón
  • Trong siêu thị, cửa hàng, nơi đông người
  • Khi trẻ đang chơi với các bạn nhỏ trong ngõ, xóm, công viên gần nhà…

Theo Tri Thức Trẻ

Leave a Reply

Or