Khủng hoảng tuổi lên ba, cha mẹ phải làm sao đây?

Khủng hoảng tuổi lên ba là vấn đề làm nhiều bậc cha mẹ quan tâm nhất khi con bắt đầu nhận thức được nhiều điều. Phần lớn trẻ trong giai đoạn này rất khó nghe lời, trẻ ương bướng và thường làm theo những gì mình mong muốn. Đừng vội vàng cho rằng “con hư”, cha mẹ hãy thấu hiểu nhiều hơn tâm lý của con vào độ tuổi này để từng bước giải quyết vấn đề.

  1. Đồng cảm với con

Trẻ ở độ tuổi này ương bướng và thường hay khóc ăn vạ khi có điều gì đó trái ý. Sự ra lệnh hay cấm đoán của người lớn càng làm cho trẻ muốn khẳng định cái “tôi” của mình. Khi trẻ tỏ thái độ muốn phản đối yêu cầu của cha mẹ bằng cách nói “không” thì việc đầu tiên là cha mẹ cần nhận biết cơn giận của trẻ. Để làm dịu cơn giận của trẻ và khiến trẻ nghe lời, cha mẹ hãy cho trẻ hiểu cha mẹ đang sẵn sàng lắng nghe và thấu hiểu mong muốn của con.

Tiến sĩ Berger cho biết “Nếu cha mẹ cư xử khéo léo, tinh tế và tỏ ra tôn trọng sở thích cũng như mong muốn của con thì sẽ hạn chế được rắc rối từ thói ương bướng đó gây ra”.

  1. Cho con sự lựa chọn

Thay vì ra lệnh, bắt bé phải làm theo ý mình, cha mẹ hãy khéo léo cho bé quyền lựa chọn. Chẳng hạn: “Con muốn uống một ly sữa hay nửa ly sữa”, “Con muốn mặc bộ quần áo xanh hay màu đỏ?”. Khi được quyền tự chọn, bé sẽ cảm thấy vui vẻ và hài lòng. Tiến sĩ Angie T. Cranor – trợ lý giáo sư nghiên cứu dự án về phát triển con người và gia đình Đại học North Carolina, Mỹ – nhấn mạnh “Cha mẹ cho con cơ hội lựa chọn sẽ giúp trẻ vừa thỏa mãn được nhu cầu mà cha mẹ vẫn kiểm soát được trẻ”.

  1. Không dỗ dành khi con ăn vạ

Nhiều cha mẹ nghĩ rằng khi con khóc ăn vạ chỉ vì không được mua một thứ gì đó, hoặc vô tình vấp ngã, đập đầu vào tường… thì chạy nhanh đến dỗ dành, xoa xuýt với con. Nhưng điều này hoàn toàn sai lầm, vì bạn càng làm như vậy con bạn càng làm tới, càng gào khóc to hơn. Hãy tìm ra niềm vui cho con từ những hoạt động khác hoặc đôi khi cũng phải “phớt lờ” để con thấy rằng việc ăn vạ cũng không có tác dụng và thôi mè nheo.

  1. Không căng thẳng với con

Đừng lúc nào cũng nói “không” với con và đưa ra những quy định ngăn cấm trẻ. Thay vào đó, bố mẹ nên tìm cách khác để truyền đạt yêu cầu đến con. Tiến sĩ Cranor cho biết: “Cha mẹ nên nói với con những việc con nên làm thay vì con không nên – không được phép làm”. Ví dụ: Nếu bé đang ngồi trên ghế cao và thích trò đập bát xuống bàn, mẹ có thể nói “Con hãy để bát trên bàn nhé”. Hoặc nếu bé nhảy nhót trên ghế sofa, mẹ có thể nói “Con ngồi xuống nhé, con có thể bị ngã và đau chân đấy!”.

Cha mẹ cần bình tĩnh giải thích cho con hiểu vấn đề

  1. Xử phạt khéo léo

Khi trẻ có thái độ như vứt đố, hoặc vô lễ với người lớn… cha mẹ cần bình tĩnh, không đánh mắng bé. Hãy giải thích cho con hiểu hành động của con là sai và bố mẹ hoàn toàn không đồng ý với điều đó. Hôm nay, con sẽ bị phạt không được đi câu cá hoặc đi tô tượng nữa… Cả bố và mẹ đều cần phải nhất quán trong cách dạy con, không kẻ tung người hứng, con sẽ trở nên ương bướng và khó dạy dỗ hơn.

Nguồn: lamchame

Leave a Reply

Or